Bầu Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương làm Uỷ viên Ban Bí thư được hay không?
Bầu Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương làm Uỷ viên Ban Bí thư được hay không?
Căn cứ Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 17.
1. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
2. Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Ban Bí thư lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng : chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; quyết định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương; chỉ đạo hoặc kiểm tra việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra Bộ Chính trị thảo luận và quyết định.
Căn cứ quy định trên, một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương. Chính vì vậy, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương có thể làm Uỷ viên Ban Bí thư.
Bầu Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương làm Uỷ viên Ban Bí thư được hay không? (Hình từ Internet)
Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương được bầu cử như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 12 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 12.
1. Cấp uỷ viên phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh; chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có kiến thức và năng lực tham gia lãnh đạo tập thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đoàn kết cán bộ, đảng viên, được quần chúng tín nhiệm.
2. Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định; số lượng cấp uỷ viên cấp nào do đại hội cấp đó quyết định, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương. Cấp uỷ các cấp cần được đổi mới, bảo đảm tính kế thừa và phát triển qua mỗi lần đại hội.
3. Đoàn chủ tịch (chủ tịch) hướng dẫn bầu cử :
- Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử.
- Danh sách bầu cử do đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua.
- Bầu cử bằng phiếu kín.
- Người trúng cử phải được số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập hoặc so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập.
Trường hợp số người có số phiếu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy số người có số phiếu cao hơn; nếu ở cuối danh sách trúng cử có nhiều người ngang phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại số người ngang phiếu đó để lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn ngang nhau, có bầu nữa hay không do đại hội quyết định.
Nếu bầu một lần mà chưa đủ số lượng quy định, có bầu thêm nữa hay không do đại hội quyết định.
Như vậy, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương được bầu cử như sau:
- Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử.
- Danh sách bầu cử do đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua.
- Bầu cử bằng phiếu kín.
- Người trúng cử phải được số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập hoặc so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập.
Ban Bí thư có được quyết định các hình thức kỷ luật đối với Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương hay không?
Tại Điều 36 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định hình thức kỷ luật đối với Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương như sau:
Điều 36.
Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm :
1. Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao).
Đảng uỷ cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp uỷ viên cấp dưới.
Đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền quyết định khai trừ đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý.
2. Cấp uỷ tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên cùng cấp vi phạm nhiệm vụ do cấp uỷ giao.
Ban thường vụ cấp uỷ quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm nhiệm vụ chuyên môn được giao.
3. Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; khiển trách, cảnh cáo Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
...
Căn cứ quy định trên, Ban Bí thư có quyền quyết định khiển trách, cảnh cáo Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?