Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương được bầu tối đa là bao nhiêu?

Giới hạn số lượng bầu Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương không? Người trúng cử Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương phải được số phiếu bầu là bao nhiêu? Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương có quyết định thôi giữ chức vụ để nghỉ hưu thì có được thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương đương nhiệm không?

Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương được bầu tối đa là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

1. Cấp uỷ viên phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh; chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có kiến thức và năng lực tham gia lãnh đạo tập thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đoàn kết cán bộ, đảng viên, được quần chúng tín nhiệm.
2. Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định; số lượng cấp uỷ viên cấp nào do đại hội cấp đó quyết định, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương. Cấp uỷ các cấp cần được đổi mới, bảo đảm tính kế thừa và phát triển qua mỗi lần đại hội.
3. Đoàn chủ tịch (chủ tịch) hướng dẫn bầu cử :
- Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử.
- Danh sách bầu cử do đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua.
- Bầu cử bằng phiếu kín.
- Người trúng cử phải được số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập hoặc so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập.
Trường hợp số người có số phiếu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy số người có số phiếu cao hơn; nếu ở cuối danh sách trúng cử có nhiều người ngang phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại số người ngang phiếu đó để lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn ngang nhau, có bầu nữa hay không do đại hội quyết định.
Nếu bầu một lần mà chưa đủ số lượng quy định, có bầu thêm nữa hay không do đại hội quyết định.

Như vậy, số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định.

Do đó không có số lượng cụ thể giới hạn là bao nhiêu, qua các thời kỳ có số lượng ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khác nhau. Cụ thể:

Đại hội VIII thì số ủy viên tăng lên 170.

Đại hội khóa X bầu ra 160 ủy viên chính thức và 21 ủy viên dự khuyết.

Đến Đại hội XI (2011) gồm 175 ủy viên chính thức và 25 ủy viên dự khuyết.

Đại hội XII (2016) bầu ra 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết.

Đại hội XIII (2021) là 200 người, gồm 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết.

Giới hạn số lượng bầu Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương không?

Giới hạn số lượng bầu Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương không? (Hình từ Internet)

Người trúng cử Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương phải được số phiếu bầu bao nhiêu?

Theo khoản 3 Điều 12 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

1. Cấp uỷ viên phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh; chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có kiến thức và năng lực tham gia lãnh đạo tập thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đoàn kết cán bộ, đảng viên, được quần chúng tín nhiệm.
2. Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định; số lượng cấp uỷ viên cấp nào do đại hội cấp đó quyết định, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương. Cấp uỷ các cấp cần được đổi mới, bảo đảm tính kế thừa và phát triển qua mỗi lần đại hội.
3. Đoàn chủ tịch (chủ tịch) hướng dẫn bầu cử :
- Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử.
- Danh sách bầu cử do đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua.
- Bầu cử bằng phiếu kín.
- Người trúng cử phải được số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập hoặc so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập.
Trường hợp số người có số phiếu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy số người có số phiếu cao hơn; nếu ở cuối danh sách trúng cử có nhiều người ngang phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại số người ngang phiếu đó để lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn ngang nhau, có bầu nữa hay không do đại hội quyết định.
Nếu bầu một lần mà chưa đủ số lượng quy định, có bầu thêm nữa hay không do đại hội quyết định.

Theo đó, người trúng cử Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương phải được số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập.

Trường hợp số người có số phiếu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy số người có số phiếu cao hơn; nếu ở cuối danh sách trúng cử có nhiều người ngang phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại số người ngang phiếu đó để lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa.

Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn ngang nhau, có bầu nữa hay không do đại hội quyết định.

Bầu một lần mà chưa đủ số lượng quy định, có bầu thêm nữa hay không sẽ do đại hội quyết định.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương có quyết định thôi giữ chức vụ để nghỉ hưu thì có được thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương đương nhiệm không?

Tại Điều 13 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

1. Cấp uỷ khoá mới nhận sự bàn giao từ cấp uỷ khoá trước, điều hành công việc ngay sau khi được bầu và được công nhận chính thức khi có quyết định chuẩn y của cấp uỷ cấp trên trực tiếp.
2. Việc bổ sung cấp uỷ viên thiếu do cấp uỷ đề nghị, cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định; số lượng cấp uỷ viên sau khi bổ sung không vượt quá tổng số cấp uỷ viên mà đại hội đã quyết định. Khi thật cần thiết, cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định tăng thêm một số cấp uỷ viên cấp dưới.
3. Khi thật cần thiết, cấp uỷ cấp trên có quyền điều động một số cấp uỷ viên cấp dưới, nhưng không quá một phần ba tổng số cấp uỷ viên do đại hội đã bầu.
4. Cấp uỷ viên xin rút khỏi cấp uỷ, do cấp uỷ xem xét đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định; đối với Uỷ viên Trung ương, do Ban Chấp hành Trung ương quyết định. Cấp uỷ viên đương nhiệm ở đảng bộ từ cấp tỉnh trở xuống, khi có quyết định nghỉ công tác để nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến đơn vị khác ngoài đảng bộ thì thôi tham gia các cấp uỷ đương nhiệm ở đảng bộ đó.
Đối với Uỷ viên Trung ương khi có quyết định thôi giữ chức vụ trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể để nghỉ hưu thì thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương đương nhiệm.
5. Từ tổ chức cơ sở đảng đến đảng bộ trực thuộc Trung ương nếu được thành lập mới, chia tách, hợp nhất, sáp nhập trong nhiệm kỳ, thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định cấp uỷ chính thức; chỉ đạo xây dựng hoặc bổ sung nhiệm vụ cho phù hợp; nhiệm kỳ đầu tiên của các cấp uỷ này không nhất thiết là 5 năm để nhiệm kỳ đại hội phù hợp với nhiệm kỳ đại hội của tổ chức đảng cấp trên.
6. Đối với tổ chức đảng không thể mở đại hội được, cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định cấp uỷ của tổ chức đảng đó.

Như vậy, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương có quyết định thôi giữ chức vụ để nghỉ hưu thì sẽ được thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương đương nhiệm.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bầu Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương
Phan Hồng Công Minh
1,983 lượt xem
Bầu Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bầu Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương
Hỏi đáp Pháp luật
Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương được bầu tối đa là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Cách xác định kết quả bầu cử trong đảng khi có số phiếu bằng nhau
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bầu Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào