Các trường hợp nào khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép tài nguyên nước?

Xin hỏi những trường hợp nào không phải đăng ký, không phải có giấy phép tài nguyên nước khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước? - Câu hỏi của Văn Hùng (Hải Dương).

Các trường hợp nào khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép tài nguyên nước?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định các trường hợp nào khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép tài nguyên nước như sau:

Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép
1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước.
2. Các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước bao gồm:
a) Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước;
b) Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;
c) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m3 hoặc công trình khai thác nước mặt khác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;
Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m3 có quy mô khai thác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản vượt quá 0,1 m3/giây hoặc có các mục đích khai thác, sử dụng nước khác có quy mô khai thác vượt quá quy định tại điểm b, điểm đ khoản này thì phải thực hiện đăng ký hoặc xin phép theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.

Theo điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định:

Đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:
a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
...
c) Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
d) Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
đ) Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
...

Như vậy, các trường hợp sau không thuộc khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:

+ Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình (không thuộc trường hợp khai thác nước dưới đất ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký);

+ Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;

+ Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học (không thuộc trường hợp khai thác nước dưới đất ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký);

+ Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

không cần cấp phép tài nguyên nước

Các trường hợp nào khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép tài nguyên nước? (Hình từ Internet)

Các trường hợp nào công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, phải có giấy phép tài nguyên nước?

Tại Điều 17 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, phải có giấy phép tài nguyên nước như sau:

- Các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, bao gồm:

+) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 hoặc công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm các mục đích khác có quy mô thuộc trường hợp phải cấp phép) với lưu lượng khai thác lớn hơn 0,1 m3/giây đến 0,5 m3/giây;

Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 có các mục đích khai thác, sử dụng nước có quy mô khai thác thuộc trường hợp phải có giấy phép thì phải thực hiện xin phép theo quy định của Nghị định này.

+) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất trên đất liền bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ với quy mô trên 10.000 m3/ngày đêm đến 100.000 m3/ngày đêm;

+) Khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định này và các trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 năm trong danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố;

+) Sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây hạ thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản.

- Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải có giấy phép, bao gồm:

+) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định 02/2023/NĐ-CP và các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký theo quy định trên;

+) Các trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà khai thác, sử dụng nước mặt trực tiếp từ hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện để cấp cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp mà tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành các hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện này chưa được cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích nêu trên.

Bao gồm cả khai thác nước cho hoạt động làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt.

Nguyên tắc cấp phép tài nguyên nước cho khai thác, sử dụng tài nguyên nước là gì?

Theo Điều 18 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định nguyên tắc cấp phép tài nguyên nước như sau:

- Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo vệ tài nguyên nước và môi trường theo quy định của pháp luật.

- Ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước cho sinh hoạt.

- Không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

- Phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được phê duyệt, quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.

Nghị định 02/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/03/2023.

Trân trọng!

Sử dụng tài nguyên nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sử dụng tài nguyên nước
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp nào khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép tài nguyên nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ đầu tư khai thác, sử dụng tài nguyên nước cần công khai thông tin về những nội dung nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy phép tài nguyên nước được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về điều kiện cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Việc trả lại giấy phép, chấm dứt hiệu lực của giấy phép và cấp lại giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước được thực hiện ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án nào phải lấy ý kiến khi xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về hội đồng quốc gia về tài nguyên nước là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sử dụng tài nguyên nước
Tạ Thị Thanh Thảo
8,335 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào