Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức các cấp như thế nào? Một số nguyên tắc tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam?

Cho tôi hỏi: Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức các cấp như thế nào? Mong được tư vấn.

Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức các cấp như thế nào?

Theo tiểu mục 10.1 Mục 10 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định về các cấp tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:

10.1. (Khoản 1, Điều 10): Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước.
Hệ thống tổ chức của Đảng được tổ chức theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn; cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp Trung ương. Đây là hệ thống tổ chức cơ bản của Đảng có chức năng lãnh đạo toàn diện ở mỗi cấp và của toàn Đảng.

Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam có hệ thống tổ chức theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn;

Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp Trung ương. Đây là hệ thống tổ chức cơ bản của Đảng có chức năng lãnh đạo toàn diện ở mỗi cấp và của toàn Đảng.

Việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 9 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 về việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:

9- Điều 9: Một số quy định về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
...
9.2- (Khoản 3): Về thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình
a) Hằng năm, gắn với tổng kết công tác năm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở và tương đương trở lên, cấp ủy cấp cơ sở, đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy viên các cấp và đảng viên phải tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân; có kế hoạch, biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
b) Cuối nhiệm kỳ đại hội, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra, đảng đoàn, ban cán sự đảng, cấp ủy viên các cấp, ủy viên đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương và của cấp ủy các cấp phải tiến hành tự phê bình và phê bình gắn với kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội.
Việc kiểm điểm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và bảo đảm yêu cầu sau:
- Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy phải lấy ý kiến đóng góp của cấp ủy cấp dưới trực tiếp, của đảng đoàn, ban cán sự đảng và của lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp, phải có ý kiến của cấp ủy cấp trên trực tiếp.
- Báo cáo kiểm điểm của đảng đoàn, ban cán sự đảng, ủy ban kiểm tra và lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể phải lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan chuyên môn, đảng ủy cơ quan và của cấp ủy cùng cấp.
- Cấp ủy cấp trên gợi ý cho cá nhân và tập thể cấp ủy của cơ quan, tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp những nội dung cần làm rõ khi kiểm điểm, tự phê bình và phê bình:
+ Đối với cá nhân cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy, ủy viên đảng đoàn, ban cán sự đảng, ủy viên ủy ban kiểm tra phải đi sâu kiểm điểm về trách nhiệm chính trị, mức độ phấn đấu hoàn thành công việc được giao và những vấn đề khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân; về giữ gìn phẩm chất cá nhân (tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu).
+ Đối với tập thể cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra của cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng phải kiểm điểm về việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn, kết luận của Đảng, của cấp ủy cấp trên; việc đề ra và kết quả tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn, kết luận của cấp mình; về xây dựng và thực hiện quy chế làm việc; về xây dựng nội bộ đoàn kết, trong sạch, vững mạnh; về quản lý tài chính ngân sách, quản lý đất đai... và các lĩnh vực có liên quan; về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thường trực cấp ủy cấp trên có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, chọn lọc các vấn đề để đưa xuống các tổ chức đảng, cấp ủy cấp dưới gợi ý cho tập thể và cá nhân tự phê bình và phê bình.
- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của Mặt trận Tổ quốc, ban chấp hành các đoàn thể chính trị - xã hội, hội đồng nhân dân cùng cấp, phát huy vai trò giám sát, góp ý kiến xây dựng Đảng của nhân dân.

Theo quy định nêu trên, hằng năm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở và tương đương trở lên, cấp ủy cấp cơ sở, đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy viên các cấp và đảng viên phải tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân.

Có kế hoạch, biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm.

Cuối nhiệm kỳ đại hội, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, của cấp ủy các cấp... phải tiến hành tự phê bình và phê bình gắn với kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội.

Việc kiểm điểm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và bảo đảm yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Đảng Cộng sản Việt Nam

Việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức dựa trên nguyên tắc nào?

Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về nguyên tắc tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:

Điều 9.
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là :
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
...

Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Gồm các nội dung cơ bản như cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ)....

Trân trọng!

Nguyên tắc tổ chức của Đảng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nguyên tắc tổ chức của Đảng
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức các cấp như thế nào? Một số nguyên tắc tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam?
Hỏi đáp pháp luật
Công tác trong nội bộ Đảng về chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa'
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nguyên tắc tổ chức của Đảng
Trần Thúy Nhàn
16,806 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nguyên tắc tổ chức của Đảng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào