Có thể vắng mặt tại phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong những trường hợp nào?
Trường hợp nào có thể vắng mắt trong phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa?
Theo khoản 3 Điều 19 Thông tư 01/2023/TT-BYT quy định về các trường hợp được vắng mặt tại phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa như sau:
Thành phần tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa
...
3. Các trường hợp được vắng mặt tại phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa:
a) Đã có mặt tại phiên họp Hội đồng trước đó, được Hội đồng giám định y khoa chỉ định bổ sung khám lâm sàng, cận lâm sàng, nay đã có kết quả khám bổ sung;
b) Đang trong tình trạng thương tật, bệnh, tật nặng không thể đến Hội đồng giám định y khoa để giám định y khoa và đã được cơ quan thường trực Hội đồng tổ chức giám định y khoa tại chỗ theo Giấy đề nghị của cơ quan quản lý đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng, được Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa phê duyệt. Quá trình giám định y khoa tại chỗ đối với đối tượng này phải được ghi hình và âm thanh, để trình chiếu trong các phiên họp hội chẩn chuyên môn và phiên họp kết luận của Hội đồng. Người đại diện cơ quan quản lý đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng phải tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng;
c) Đã khám lâm sàng, cận lâm sàng, nay đã có kết quả giám định y khoa nhưng đang trong tình trạng thương tật, bệnh, tật nặng không thể đến Hội đồng giám định y khoa để tham gia phiên họp khi có Giấy đề nghị của cơ quan quản lý đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng được Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa phê duyệt. Người đại diện cơ quan quản lý đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng phải tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng.
Theo đó, các trường hợp có thể vắng mặt trong phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa gồm:
- Đã có mặt tại phiên họp Hội đồng trước đó, được Hội đồng giám định y khoa chỉ định bổ sung khám lâm sàng, cận lâm sàng, nay đã có kết quả khám bổ sung;
- Đang trong tình trạng thương tật, bệnh, tật nặng không thể đến Hội đồng giám định y khoa để giám định y khoa và đã được phê duyệt.
- Đã khám lâm sàng, cận lâm sàng, nay đã có kết quả giám định y khoa nhưng đang trong tình trạng thương tật, bệnh, tật nặng không thể đến Hội đồng giám định y khoa để tham gia phiên họp khi Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa phê duyệt.
Trường hợp nào có thể vắng mắt trong phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa? (Hình từ Internet)
Thành phần tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa gồm những ai?
Điều 19 Thông tư 01/2023/TT-BYT quy định về thành phần tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa như sau:
Thành phần tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa
1. Phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa chỉ được tổ chức khi có tối thiểu 03 thành viên Hội đồng giám định y khoa, riêng đối với phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối phải có ít nhất 2/3 thành viên của Hội đồng có mặt và phải có đủ các thành phần sau:
a) Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền;
b) Ủy viên thường trực Hội đồng trong trường hợp giám định y khoa đối với đối tượng thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ;
c) Đối tượng giám định, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Bác sĩ thụ lý hồ sơ là viên chức của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa. Trường hợp vắng mặt, cơ quan thường trực phải cử người báo cáo thay.
2. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng giám định y khoa có thể mời giám định viên chuyên khoa hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa. Đối tượng được mời có quyền phát biểu ý kiến tại phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa nhưng không có quyền biểu quyết đối với kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
...
Theo quy định nêu trên, phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa phải có tối thiểu 03 thành viên Hội đồng giám định y khoa, đối với phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối phải có ít nhất 2/3 thành viên của Hội đồng có mặt trong đó phải có:
- Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền;
- Ủy viên thường trực Hội đồng trong trường hợp giám định y khoa đối với đối tượng thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ;
- Đối tượng giám định, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
- Bác sĩ thụ lý hồ sơ là viên chức của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa. Trường hợp vắng mặt, cơ quan thường trực phải cử người báo cáo thay.
Trong trường hợp cần thiết, có thể mời giám định viên chuyên khoa hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.
Biên bản họp Hội đồng giám định y khoa được thực hiện theo mẫu nào?
Phụ lục số 3 ban hành kèm Thông tư 01/2023/TT-BYT quy định về mẫu biên bản họp Hội đồng giám định y khoa như sau:
Xem thêm về mẫu Biên bản họp hội đồng giám định y khoa Tại đây.
*Lưu ý: Thông tư 01/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2023
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?