Để bảo vệ môi trường trực thăng khai thác tại Việt Nam cần đảm bảo yêu cầu nào về tiếng ồn?
Để bảo vệ môi trường tiếng ồn trực thăng khai thác tại Việt Nam cần đảm bảo yêu cầu nào?
Theo khoản 1 Điều 13 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm: máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT quy định về tiếng ồn trực thăng khai thác tại Việt Nam như sau:
Tiếng ồn tàu bay
Tàu bay khai thác tại Việt Nam phải tuân thủ các yêu cầu sau:
1. Tiếng ồn tàu bay do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) quy định tại Phần 2 (Part 2), Quyển 1 (Volume 1), Phụ ước 16 (Annex 16) của Công ước Chi-ca-gô về hàng không dân dụng quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Tiếng ồn tàu bay quy định tại Phần 21 Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng trong lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Như vậy, để bảo vệ môi trường tiếng ồn trực thăng khai thác tại Việt Nam cần đảm bảo yêu cầu sau:
- Đảm bảo yêu cầu được quy định tại Tiếng ồn tàu bay do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) quy định tại Phần 2 (Part 2), Quyển 1 (Volume 1), Phụ ước 16 (Annex 16) của Công ước Chi-ca-gô về hàng không dân dụng quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Đảm bảo yêu cầu Tiếng ồn tàu bay quy định tại Phần 21 Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng trong lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành tại Thông tư 01/2011/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 42/2020/TT-BGTVT và bởi Điều 1 Thông tư 56/2018/TT-BGTVT.
Để bảo vệ môi trường trực thăng khai thác tại Việt Nam cần đảm bảo yêu cầu nào về tiếng ồn? (Hình từ Internet)
Người khai thác trực thăng có trách nhiệm gì để kiểm soát, giảm thiểu khí thải, tiếng ồn?
Theo Điều 6 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của người khai thác trực thăng để kiểm soát, giảm thiểu khí thải, tiếng ồn như sau:
Kiểm soát, giảm thiểu khí thải, tiếng ồn từ hoạt động của tàu bay
1. Người khai thác tàu bay có trách nhiệm:
a) Áp dụng các giải pháp công nghệ trong khai thác tàu bay nhằm giảm thiểu khí thải, tiếng ồn từ tàu bay;
b) Phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay tối ưu thời gian khởi hành, thời gian cất cánh nhằm giảm thiểu thời gian tàu bay nổ máy chờ trên bãi đỗ, đường lăn, đường cất hạ cánh;
c) Phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay, các đơn vị cung cấp dịch vụ mặt đất tại cảng hàng không sân bay tăng cường sử dụng thiết bị hỗ trợ mặt đất, hạn chế tối đa sử dụng động cơ phụ tàu bay khi tàu bay đậu tại cảng hàng không, sân bay trừ các yếu tố liên quan đến an ninh, an toàn hàng không.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay, người khai thác tàu bay giảm thiều thời gian hoạt động của động cơ tàu bay trong khu bay.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay có trách nhiệm tối ưu hóa đường bay, phương thức bay, quỹ đạo cất hạ cánh nhằm giảm thiểu thời gian bay, tiếng ồn, khí thải từ tàu bay.
Theo đó, người khai thác trực thăng có trách nhiệm trong việc kiểm soát, giảm thiểu khí thải, tiếng ồn như sau:
+) Áp dụng các giải pháp công nghệ trong khai thác tàu bay nhằm giảm thiểu khí thải, tiếng ồn từ tàu bay;
+) Phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay tối ưu thời gian khởi hành, thời gian cất cánh nhằm giảm thiểu thời gian tàu bay nổ máy chờ trên bãi đỗ, đường lăn, đường cất hạ cánh;
+) Phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay, các đơn vị cung cấp dịch vụ mặt đất tại cảng hàng không sân bay tăng cường sử dụng thiết bị hỗ trợ mặt đất, hạn chế tối đa sử dụng động cơ phụ tàu bay khi tàu bay đậu tại cảng hàng không, sân bay trừ các yếu tố liên quan đến an ninh, an toàn hàng không.
Hồ sơ công tác bảo vệ môi trường của người khai thác trực thăng gồm gì?
Tại Điều 17 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT quy định về người khai thác trực thăng có trách nhiệm lập và tự quản lý hồ sơ liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của đơn vị mình bao gồm:
- Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường, Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đối tượng quy định tại Luật bảo vệ môi trường.
- Các tài liệu yêu cầu về tiếng ồn theo quy định của Thông tư này.
- Các tài liệu về chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, chất thải lỏng với cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý.
- Hồ sơ quan trắc, kết quả quan trắc môi trường (nếu có).
- Các kết quả kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
- Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường (nếu có).
- Các báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo Điều 16 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT.
Thông tư 52/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?