Tổ chức thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội giao lại đối tượng giám định khi nào?

Cho tôi hỏi, tổ chức thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội giao lại đối tượng giám định khi nào? Hồ sơ giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội chứa những tài liệu nào? Việc bàn giao hồ sơ giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện như thế nào? Mong được tư vấn.

Tổ chức thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội giao lại đối tượng giám định khi nào?

Khoản 1 Điều 15 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc lập, bàn giao, lưu giữ; khai thác, sử dụng hồ sơ giám định như sau:

Lập, bàn giao, lưu giữ; khai thác, sử dụng hồ sơ giám định
1. Sau khi việc thực hiện giám định hoàn thành, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể đối tượng, tài liệu giám định không phải giao lại hoặc được thỏa thuận cụ thể tại biên bản do hai bên xác nhận.
Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành được thực hiện theo hình thức trực tiếp (mẫu giao nhận thực hiện theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này) hoặc qua đường bưu chính theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu.

Theo đó, sau khi việc thực hiện giám định hoàn thành, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu giám định.

Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể đối tượng, tài liệu giám định không phải giao lại hoặc được thỏa thuận cụ thể tại biên bản do hai bên xác nhận.

đối tượng giám định tư pháp

Việc giao lại đối tượng giám định của tổ chức thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội chứa những tài liệu nào?

Khoản 2 Điều 15 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội như sau:

Lập, bàn giao, lưu giữ; khai thác, sử dụng hồ sơ giám định
...
2. Người giám định tư pháp theo vụ việc, người được giao làm đầu mối điều phối thực hiện giám định lập hồ sơ giám định tư pháp. Hồ sơ giám định tư pháp bao gồm các tài liệu sau:
a) Quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật kèm theo;
b) Văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc giao thực hiện giám định tư pháp (nếu có);
c) Văn bản của đơn vị được giao giám định tư pháp về việc cử người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định (nếu có);
d) Biên bản giao, nhận, mở niêm phong hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có);
đ) Đề cương giám định;
e) Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc thuê máy móc, phương tiện, thiết bị, dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);
g) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
h) Bản ảnh giám định (nếu có);
i) Kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung (nếu có), kết quả giám định lại (nếu có);
k) Tài liệu khác có liên quan đến việc thực hiện giám định (nếu có).

Vậy, hồ sơ giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội chứa các tài liệu như quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật kèm theo; văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc giao thực hiện giám định tư pháp...

Việc bàn giao hồ sơ giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện như thế nào?

Khoản 3 Điều 15 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về bàn giao hồ sơ giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội như sau:

Lập, bàn giao, lưu giữ; khai thác, sử dụng hồ sơ giám định
...
3. Bàn giao hồ sơ giám định
a) Hồ sơ giám định tư pháp do cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện được bàn giao cho đơn vị chuyên môn hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quản lý trực tiếp cá nhân người thực hiện giám định;
b) Hồ sơ giám định tư pháp do tập thể giám định được bàn giao cho đơn vị chuyên môn hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quản lý trực tiếp cá nhân được giao làm đầu mối điều phối thực hiện.

Theo đó, hồ sơ giám định tư pháp do cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện được bàn giao cho đơn vị chuyên môn hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quản lý trực tiếp cá nhân người thực hiện giám định;

Hồ sơ giám định tư pháp do tập thể giám định được bàn giao cho đơn vị chuyên môn hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quản lý trực tiếp cá nhân được giao làm đầu mối điều phối thực hiện.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Trần Thúy Nhàn
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào