Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được tiến hành kết luận giám định với những nội dung nào?
- Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được tiến hành kết luận giám định với những nội dung nào?
- Việc kết luận giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
- Việc tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện như thế nào?
Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được tiến hành kết luận giám định với những nội dung nào?
Khoản 1 Điều 14 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc kết luận giám định của người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội như sau:
Kết luận giám định tư pháp
1. Người giám định tư pháp theo vụ việc chỉ kết luận giám định đối với những nội dung yêu cầu giám định thuộc phạm vi giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này.
Điều 3 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Phạm vi giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện giám định lần đầu, giám định bổ sung và giám định lại về sự tuân thủ quy định pháp luật, quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của cơ quan có thẩm quyền đối với các nội dung sau:
1. Hồ sơ, giấy tờ, tài liệu liên quan đến công tác thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội; ghi xác nhận, điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trên sổ bảo hiểm xã hội.
2. Hồ sơ, giấy tờ, tài liệu giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội do cơ quan Bảo hiểm xã hội ban hành theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động: Quyết định hưởng, điều chỉnh, tạm dừng hưởng, hưởng tiếp, hủy quyết định hưởng, chấm dứt hưởng các chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
3. Hồ sơ, chứng từ chi trả các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; chi trả bảo hiểm thất nghiệp.
4. Việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ về tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết và chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; chi trả bảo hiểm thất nghiệp; quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; truy thu; đôn đốc thu các khoản phải đóng bảo hiểm xã hội; cấp, ghi xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội; khai thác, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
5. Các giấy tờ, tài liệu, quy định, quy trình nghiệp vụ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, tổ chức thực hiện.
Theo quy định nêu trên, người giám định tư pháp theo vụ việc chỉ kết luận giám định đối với những nội dung yêu cầu giám định thuộc phạm vi giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH.
Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được tiến hành kết luận giám định với những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Việc kết luận giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Điều 14 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về kết luận giám định tư pháp như sau:
Kết luận giám định tư pháp
1. Người giám định tư pháp theo vụ việc chỉ kết luận giám định đối với những nội dung yêu cầu giám định thuộc phạm vi giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Căn cứ kết quả thực hiện giám định tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc đưa ra nhận xét, đánh giá, kết luận đối với từng nội dung yêu cầu giám định cụ thể.
3. Kết luận giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp người trưng cầu giám định trưng cầu trực tiếp cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định thì bản kết luận giám định phải có chữ ký và ghi rõ họ tên của người giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Giám định tư pháp.
5. Trường hợp người trưng cầu giám định trưng cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận cử người giám định, bản kết luận phải có chữ ký, ghi rõ họ tên của người giám định tư pháp theo vụ việc và có xác nhận chữ ký của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc của các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc cử người giám định.
6. Trường hợp người trưng cầu giám định trưng cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận thực hiện giám định thì ngoài chữ ký, họ, tên của người giám định tư pháp theo vụ việc, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc thủ trưởng các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ký, đóng dấu vào bản kết luận giám định và phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp.
Theo đó, việc thực hiện giám định phải tuân theo quy định của pháp luật về phạm vi kết luận giám định, việc nhận xét, đánh giá, kết luận đối với từng nội dung yêu cầu giám định cụ thể; và quy định về kết luận giám định trong những trường hợp cụ thể.
Việc tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện như thế nào?
Điều 13 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội như sau:
Việc Tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc
1. Căn cứ từng nội dung được trưng cầu giám định, xem xét đối tượng giám định và sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đối chiếu nội dung hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật đã được cung cấp với các quy chuẩn chuyên môn để đưa ra nhận xét, đánh giá về những vấn đề có liên quan đến đối tượng cần giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Việc xem xét giám định bao gồm một hoặc một số nội dung sau: Xác định cụ thể các vấn đề cần giám định (hình thức vật mang thông tin và nội dung thông tin cần giám định...); xác định yếu tố bị xâm phạm; xác định giá trị thiệt hại và các nội dung khác theo yêu cầu của người trưng cầu (nếu có).
2. Trong trường hợp phát sinh nội dung mới hoặc vấn đề khác trong quá trình thực hiện giám định, có văn bản thông báo ngay cho người trưng cầu giám định biết để thống nhất phương án giải quyết.
3. Lập văn bản ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình và kết quả thực hiện giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. được thực hiện như thế nào?
Tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc gồm xem xét giám định một số nội dung như: Xác định cụ thể các vấn đề cần giám định; xác định yếu tố bị xâm phạm; xác định giá trị thiệt hại và các nội dung khác theo yêu cầu của người trưng cầu.
Trường hợp phát sinh nội dung mới hoặc vấn đề khác trong quá trình thực hiện giám định, có văn bản thông báo ngay cho người trưng cầu giám định biết để thống nhất phương án giải quyết. Việc iổ chức thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc được lập thành văn bản theo mẫu quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?