Chấp hành viên sơ cấp trong ngành thi hành án quân đội phải đảm bảo tiêu chuẩn gì?
Tiêu chuẩn chấp hành viên sơ cấp trong ngành thi hành án quân đội như thế nào?
Tại Điều 9 Thông tư 19/2018/TT-BQP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn chấp hành viên sơ cấp trong ngành thi hành án quân đội như sau:
Tiêu chuẩn
1. Chấp hành viên sơ cấp:
a) Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Thông tư này;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
2. Chấp hành viên trung cấp:
a) Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Thông tư này;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự chính theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
3. Chấp hành viên cao cấp:
a) Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Thông tư này;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị theo quy định;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự cao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp
Theo đó, để trở thành chấp hành viên sơ cấp trong ngành thi hành án quân đội thì cần có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật thi hành án dân sự, đáp ứng được tiêu chuẩn chung của cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
Chấp hành viên sơ cấp trong ngành thi hành án quân đội phải đảm bảo tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Việc bổ nhiệm thông qua thi tuyển đối với chấp hành viên trong ngành thi hành án quân đội như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 19/2018/TT-BQP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BQP có quy định về việc bổ nhiệm thông qua thi tuyển đối với chấp hành viên trong ngành thi hành án quân đội như sau:
Bổ nhiệm
1. Bổ nhiệm thông qua thi tuyển:
a) Căn cứ nhu cầu, tổ chức biên chế và quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự; Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng cử sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn tham gia kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp; cử Chấp hành viên sơ cấp tham gia kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp; cử Chấp hành viên trung cấp tham gia kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch Chấp hành viên cao cấp do Bộ Tư pháp tổ chức;
b) Căn cứ kết quả trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp; kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp do Bộ Tư pháp tổ chức; Phòng Thi hành án cấp quân khu thực hiện quy trình đề nghị bổ nhiệm vào các ngạch Chấp hành viên theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và quy định của Bộ Tư pháp.
Theo đó, căn cứ nhu cầu, tổ chức biên chế và quy định tại Luật thi hành án dân sự, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng cử sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn tham gia kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp; cử Chấp hành viên sơ cấp tham gia kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp; cử Chấp hành viên trung cấp tham gia kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch Chấp hành viên cao cấp do Bộ Tư pháp tổ chức.
Tiêu chuẩn của thẩm tra viên đối với trong ngành thi hành án quân đội như thế nào?
Tại Điều 12 Thông tư 19/2018/TT-BQP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn của thẩm tra viên trong ngành thi hành án quân đội như sau:
Tiêu chuẩn
1. Thẩm tra viên:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Có trình độ cử nhân luật trở lên;
c) Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
2. Thẩm tra viên chính:
a) Sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày đề nghị bổ nhiệm;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự chính theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
3. Thẩm tra viên cao cấp:
a) Sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên (đủ 72 tháng), trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày đề nghị bổ nhiệm;
c) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị theo quy định;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự cao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
...
Căn cứ theo quy định hiện hành, để trở thành thẩm tra viên đối với trong ngành thi hành án quân đội thì cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như: là Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định; Có trình độ cử nhân luật trở lên; Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 36 tháng trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
Thông tư 10/2023/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 16/3/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?