Đơn vị được giao thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội thực hiện công tác chuẩn bị giám định như thế nào?
- Đơn vị được giao thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội thực hiện công tác chuẩn bị giám định như thế nào?
- Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội thực hiện hoạt động gì trong chuẩn bị giám định?
- Việc giao, nhận, mở niêm phong hồ sơ trưng cầu giám định được quy định như thế nào?
Đơn vị được giao thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội thực hiện công tác chuẩn bị giám định như thế nào?
Khoản 1 Điều 12 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về hoạt động chuẩn bị giám định của đơn vị chuyên môn thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức giám định theo vụ việc được giao thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội như sau:
Chuẩn bị giám định
1. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, đơn vị chuyên môn thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức giám định theo vụ việc được giao thực hiện giám định thực hiện các công việc sau:
a) Lựa chọn, cử người giám định tư pháp trong Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận để thực hiện giám định tư pháp.
Trường hợp cần thiết có thể cử người giám định tư pháp ngoài danh sách đã được công nhận nhưng phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này để thực hiện giám định.
Trường hợp cử từ 02 người giám định tư pháp theo vụ việc trở lên, đơn vị được giao thực hiện giám định phải phân công người chịu trách nhiệm làm đầu mối điều phối thực hiện giám định tư pháp.
b) Phối hợp với người trưng cầu giám định để nhận bàn giao hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu theo quy định tại Điều 11 Thông tư này trong trường hợp người trưng cầu giám định chưa gửi hồ sơ, đối tượng giám định và các thông tin, tài liệu liên quan kèm theo quyết định trưng cầu giám định.
Theo đó, sau khi nhận được quyết định trưng cầu giám định, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, đơn vị được giao thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội phải cử người giám định tư pháp và phối hợp với người trưng cầu giám định để nhận bàn giao hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu.
Trong trường hợp người trưng cầu giám định chưa gửi hồ sơ, đối tượng giám định và các thông tin, tài liệu liên quan kèm theo quyết định trưng cầu giám định.
Đơn vị được giao thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội thực hiện công tác chuẩn bị giám định như thế nào? (Hình từ Internet)
Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội thực hiện hoạt động gì trong chuẩn bị giám định?
Khoản 2, khoản 3 Điều 12 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc chuẩn bị giám định đối với người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội như sau:
Chuẩn bị giám định
...
2. Người giám định tư pháp theo vụ việc nghiên cứu nội dung vụ việc tại quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng giám định, tài liệu có liên quan để yêu cầu người trưng cầu giám định cung cấp bổ sung hồ sơ, thông tin, tài liệu, đồ vật cần thiết còn thiếu phục vụ việc giám định theo nội dung yêu cầu giám định.
3. Người giám định tư pháp theo vụ việc lập đề cương giám định, trong đó ít nhất phải có nội dung cơ bản sau:
a) Xác định quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Xác định phương tiện, thiết bị, dự kiến sử dụng, áp dụng khi thực hiện giám định (nếu có) và thông báo cho người trưng cầu giám định;
c) Xây dựng dự toán chi phí theo quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung, yêu cầu giám định;
d) Xác định phương pháp thực hiện giám định; các bước thực hiện giám định; tiến độ, thời gian dự kiến hoàn thành giám định;
đ) Các hoạt động, điều kiện khác để thực hiện giám định.
Theo đó, đối với công tác chuẩn bị giám định, người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội nghiên cứu nội dung vụ việc tại quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng giám định, tài liệu.
Ngoài ra, người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội còn tiến hành lập đề cương giám định theo quy định của pháp luật.
Việc giao, nhận, mở niêm phong hồ sơ trưng cầu giám định được quy định như thế nào?
Điều 11 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về giao, nhận, mở niêm phong hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật như sau:
Giao, nhận, mở niêm phong hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có)
1. Trường hợp tiếp nhận trực tiếp đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có), người tiếp nhận thực hiện lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp tiếp nhận qua đường bưu chính, người tiếp nhận thực hiện kiểm tra số hiệu của bưu kiện, bảo quản và khi mở niêm phong phải lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, trường hợp tiếp nhận trực tiếp đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có), người tiếp nhận thực hiện lập Biên bản giao nhận hồ sơ , đối tượng trưng cầu giám định.
Trường hợp tiếp nhận qua đường bưu chính, người tiếp nhận thực hiện kiểm tra số hiệu của bưu kiện, bảo quản và khi mở niêm phong phải lập Biên bản mở niêm phong.
Xem chi tiết về Biên bản giao nhận hồ sơ , đối tượng trưng cầu giám định: Tại đây
Xem chi tiết về Biên bản mở niêm phong: Tại đây
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?