Người thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?

Cho hỏi, người thực hiện giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? Việc công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được quy định như thế nào? Tôi cảm ơn.

Người thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?

Khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Tiêu chuẩn người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Cá nhân có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp.

Khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:

Người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.

Theo quy định nói trên, người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt và có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.

Giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?

Khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn của tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Tiêu chuẩn người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
...
2. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp phải có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp.

Khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định về tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc như sau:

Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
1. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung được trưng cầu, yêu cầu giám định;
c) Có điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện giám định tư pháp.

Vậy, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội phải là tổ chức có tư cách pháp nhân; có hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung được trưng cầu, yêu cầu giám định và có điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện giám định tư pháp.

Việc công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được quy định như thế nào?

Khoản 1 Điều 7 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc như sau:

Công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
1. Đơn vị đầu mối thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức lựa chọn, lập danh sách các cá nhân, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý đủ điều kiện năng lực hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng Giám đốc ra quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, đơn vị đầu mối thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức lựa chọn, lập danh sách các tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý đủ điều kiện năng lực hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo quy định trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng Giám đốc ra quyết định công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Trân trọng!

Giám định tư pháp theo vụ việc
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giám định tư pháp theo vụ việc
Hỏi đáp Pháp luật
Nếu quyết định trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội không quy định thời hạn giám định thì thời hạn giám định tư pháp tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được tiến hành kết luận giám định với những nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội gồm những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giám định tư pháp theo vụ việc
Trần Thúy Nhàn
591 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào