Mức chi ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống căn cứ vào đâu?

Xin hỏi lễ hội truyền thống được ngân sách nhà chi dựa trên căn cứ nào? - Câu hỏi của Thị Linh (Bắc Ninh).

Mức chi ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống căn cứ vào đâu?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định về chi ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống như sau:

Chi ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ hoạt động phục dựng, phát huy giá trị lễ hội truyền thống nhằm khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, duy trì các giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân.
2. Mức ngân sách nhà nước hỗ trợ cụ thể căn cứ vào phương án tổ chức lễ hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khả năng huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho công tác tổ chức lễ hội, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và do cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước.
3. Các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ lễ hội truyền thống chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
4. Đơn vị được giao chủ trì tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội thực hiện lập dự toán, chấp hành ngân sách nhà nước, kế toán và quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ được hạch toán vào loại 160, khoản 161 (sự nghiệp văn hóa thông tin), chi tiết theo mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.

Như vậy, mức chi ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống căn cứ vào phương án tổ chức lễ hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khả năng huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho công tác tổ chức lễ hội, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.

Và do cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước.

chi lễ hội truyền thống

Mức chi ngân sách nhà nước hỗ trợ với lễ hội truyền thống căn cứ đâu? (Hình từ Internet)

Nguồn tài chính để tổ chức lễ hội truyền thống từ đâu?

Theo Điều 4 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định về nguồn tài chính để tổ chức lễ hội truyền thống như sau:

- Tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội; hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

- Thu từ hoạt động dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội, bao gồm cho thuê địa điểm bán hàng lưu niệm, đồ ăn uống, quay phim, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển du khách và dịch vụ khác phù hợp với quy định của địa phương.

- Tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống (nếu có).

Ai thực hiện tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội truyền thống do cơ quan nhà nước tổ chức?

Tại Điều 5 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội truyền thống do cơ quan nhà nước tổ chức như sau:

Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức
1. Ban tổ chức lễ hội khi ban hành quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ, phân công cho một đơn vị có đại diện là thành viên Ban tổ chức lễ hội để thực hiện việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội.
2. Đơn vị được Ban tổ chức lễ hội giao thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội có trách nhiệm:
a) Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử;
b) Tiếp nhận tiền mặt: Cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội đã tiếp nhận;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thành viên Ban tổ chức lễ hội lập kế hoạch thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội, trình Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội phê duyệt. Kế hoạch thu, chi được lập căn cứ vào chương trình, hoạt động trong khuôn khổ lễ hội, khả năng các nguồn tài chính và nội dung chi có liên quan cho công tác tổ chức lễ hội theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;
d) Sử dụng kinh phí cho lễ hội theo kế hoạch thu, chi đã được phê duyệt; các khoản chi phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định;
đ) Mở sổ kế toán hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội vào nguồn hoạt động khác được để lại của đơn vị theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành;
e) Kết thúc năm tài chính, lập báo cáo quyết toán kinh phí tổ chức lễ hội, trình Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội phê duyệt. Đối với số dư kinh phí (nếu có) được chuyển nguồn sang năm sau sử dụng cho công tác tổ chức lễ hội năm sau; trường hợp năm sau không tổ chức lễ hội thì báo cáo Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định tổ chức lễ hội xem xét, quyết định.
3. Đối với lễ hội truyền thống được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Căn cứ quy định trên, Ban tổ chức lễ hội phân công cho một đơn vị có đại diện là thành viên Ban tổ chức lễ hội để thực hiện việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội truyền thống.

Thông tư 04/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 19/03/2023.

Trân trọng!

Tổ chức lễ hội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức lễ hội
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Văn hóa , thể thao và du lịch ban hành Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống?
Hỏi đáp Pháp luật
Các địa điểm tổ chức lễ hội, sự kiện được cho phép tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan ban ngành có trách nhiệm như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những lễ hội nào cần đăng ký tổ chức lễ hội với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức lễ hội bánh mỳ thì có cần xin phép cơ quan nhà nước không? Thủ tục xin phép tổ chức lễ hội cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Khánh tiết, trang trí lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống của các bộ, ngành, địa phương
Hỏi đáp pháp luật
Việc thông báo tổ chức lễ hội được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trình tự tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội cấp quốc gia, cấp khu vực, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội quy mô cấp quốc gia, cấp khu vực, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung văn bản thông báo tổ chức lễ hội được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức lễ hội
Tạ Thị Thanh Thảo
2,846 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào