Trong công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương có trách nhiệm gì?

Cho hỏi, trong công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương có trách nhiệm gì? Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Y tế có trách nhiệm gì? Mong được tư vấn.

Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm?

Tiểu mục b Mục 2 Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ quy định về trách nhiệm của Bộ Công Thương trong công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm như sau:

2. Các Bộ, ngành có liên quan
...
b) Bộ Công Thương tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm việc vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối.

Theo đó, Bộ Công Thương có nhiệm vụ tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm việc vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối.

giết mổ động vật

Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm? (Hình từ Internet)

Trong công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì?

Tiểu mục a Mục 2 Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ quy định về trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm như sau:

2. Các Bộ, ngành có liên quan
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương:
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn về KSGM; các quy định đối với mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung tại địa phương theo đúng quy định của Luật Thú y; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương trong việc xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật có kiểm soát thú y, không để lây lan dịch bệnh, bảo đảm an toàn sức khỏe động vật, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất về thú y, an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ động vật; giải quyết kịp thời các sự cố mất an toàn thực phẩm; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm và các cơ quan, nhân viên thú y thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý đối với cơ sở giết mổ động vật; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 trong công tác kiểm dịch động vật, quản lý KSGM động vật, sản phẩm động vật; xây dựng và sớm đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm trực tuyến để quản lý cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm trên cả nước.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, người kinh doanh, giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương; rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn về KSGM;

Các quy định đối với mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung tại địa phương; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất về thú y, an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ động vật.

Trách nhiệm của Bộ Y tế trong công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm là gì?

Tiểu mục c Mục 2 Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ quy định về trách nhiệm của Bộ Y tế trong công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm như sau:

2. Các Bộ, ngành có liên quan
...
c) Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường giám sát phát hiện sớm những trường hợp nhiễm, nghi nhiễm các loại bệnh lây từ động vật sang người, bệnh truyền qua thực phẩm có nguồn gốc động vật, chủ động giám sát tại cộng đồng; phát hiện sớm trường hợp mắc trên người, cách ly, khoanh vùng xử lý triệt để, không để dịch bệnh lây lan; sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân.

Vậy, trong công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, Bộ Y tế có trách nhiệm hỉ đạo tăng cường giám sát phát hiện sớm những trường hợp nhiễm, nghi nhiễm các loại bệnh lây từ động vật sang người, bệnh truyền qua thực phẩm có nguồn gốc động vật, chủ động giám sát tại cộng đồng;

Phát hiện sớm trường hợp mắc trên người, cách ly, khoanh vùng xử lý triệt để, không để dịch bệnh lây lan; sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân.

Trân trọng!

An toàn dịch bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn dịch bệnh
Hỏi đáp pháp luật
Triệu chứng bệnh Sảy thai truyền nhiễm ở dê, cừu
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm được ban hành đầu năm 2023 vì mục đích gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Để tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện những công việc gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương có trách nhiệm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn dịch bệnh
Trần Thúy Nhàn
485 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An toàn dịch bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào