Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường cao đẳng sư phạm là gì? Chủ tịch Hội đồng trường cần đáp ứng các tiêu chuẩn thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường cao đẳng sư phạm là gì?
Theo khoản 1 Điều 8 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn Hội đồng trường cao đẳng sư phạm như sau:
- Thông qua các quy định về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường; thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của trường;
- Giới thiệu nhân sự để thực hiện quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định; thực hiện đánh giá hằng năm việc hoàn thành nhiệm vụ của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất trong trường hợp cần thiết;
- Yêu cầu hiệu trưởng giải trình về những vấn đề chưa được thực hiện, thực hiện chưa đúng, thực hiện chưa đầy đủ theo nghị quyết của hội đồng trường, nếu có. Nếu hội đồng trường không đồng ý với giải trình của hiệu trưởng thì báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp trường;
- Tổ chức đánh giá kết quả công tác của chủ tịch hội đồng trường, các thành viên của hội đồng trường định kỳ theo thời điểm đánh giá xếp loại viên chức của trường;
- Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm;
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thông qua phương án bổ sung, miễn nhiệm hoặc thay thế các thành viên của hội đồng trường;
- Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo, giải trình với cơ quan quản lý trực tiếp trường, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường cao đẳng sư phạm là gì? Chủ tịch Hội đồng trường cần đáp ứng các tiêu chuẩn thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu số lượng thành viên Hội đồng trường của trường cao đẳng sư phạm phải có tối thiểu bao nhiêu người?
Cụ thể tại khoản 2 Điều 8 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT có nêu:
Hội đồng trường
...
2. Số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường của trường cao đẳng sư phạm được quy định như sau:
a) Số lượng thành viên hội đồng trường phải là số lẻ, tối thiểu là 15 người, bao gồm các thành viên trong trường và thành viên ngoài trường;
b) Thành viên trong trường bao gồm thành viên đương nhiên và thành viên được bầu thông qua hội nghị đại biểu của trường cao đẳng sư phạm.
- Thành viên đương nhiên bao gồm: bí thư Đảng ủy trường, hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn và bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường;
- Thành viên được bầu thông qua hội nghị đại biểu của trường bao gồm thành viên đại diện giảng viên (chiếm tỷ lệ tối thiểu là 25% tổng số thành viên của hội đồng trường) và thành viên đại diện viên chức, người lao động của trường.
Theo đó, số lượng thành viên Hội đồng trường cao đẳng sư phạm phải là số lẻ, tối thiểu là 15 người, bao gồm các thành viên trong trường và thành viên ngoài trường.
Chủ tịch Hội đồng trường cao đẳng sư phạm cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Tại khoản 3 Điều 8 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hội đồng trường
...
3. Chủ tịch hội đồng trường do hội đồng trường bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín phải được trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồng ý và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm; trường hợp thành viên ngoài trường trúng cử chủ tịch hội đồng trường, cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật để người được bầu làm chủ tịch hội đồng trường trở thành cán bộ cơ hữu của nhà trường; tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồng trường như tiêu chuẩn của hiệu trưởng (quy định tại Điều 10 Điều lệ này); chủ tịch hội đồng trường không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý trong trường cao đẳng sư phạm và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường; chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của hội đồng trường; chỉ đạo tổ chức và chủ trì các cuộc họp của hội đồng trường; ký văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hội đồng trường; sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của trường cao đẳng sư phạm để hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của hội đồng trường; thực hiện nhiệm vụ của thành viên hội đồng trường, nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành;
b) Chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Như vậy, tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng trường cao đẳng sư phạm như tiêu chuẩn của Hiệu trưởng (theo quy định tại Điều 10 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT).
* Lưu ý: Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực vào ngày 14/02/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?