Trong việc đánh giá an toàn dịch bệnh, khái niệm an toàn sinh học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được hiểu như thế nào?

Trong đánh giá an toàn dịch bệnh, tôi có nghe nói đến khái niệm an toàn sinh học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Vậy khái niệm này được hiểu như thế nào? Nhờ anh chị tư vấn.

Trong việc đánh giá an toàn dịch bệnh, khái niệm an toàn sinh học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được hiểu như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về khái niệm an toàn sinh học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản như sau:

An toàn sinh học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là việc áp dụng các biện pháp lý hóa, sinh học và quản lý nhằm giảm thiểu, loại trừ các tác nhân gây bệnh có nguy cơ xâm nhiễm từ bên ngoài vào, tồn tại, lây lan bên trong, phát tán ra khỏi cơ sở, vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Theo đó, an toàn sinh học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được hiểu là việc áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu, loại trừ các tác nhân gây bệnh có nguy cơ xâm nhiễm từ bên ngoài vào, tồn tại, lây lan bên trong, phát tán ra khỏi cơ sở, vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Trong việc đánh giá an toàn dịch bệnh, khái niệm an toàn sinh học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được hiểu như thế nào?

Trong việc đánh giá an toàn dịch bệnh, khái niệm an toàn sinh học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)

Giám sát dịch bệnh động vật được hiểu như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về khái niệm giám sát dịch bệnh động vật như sau:

Giám sát dịch bệnh động vật là toàn bộ các hoạt động theo dõi, kiểm tra, đánh giá sức khỏe động vật trong suốt quá trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tại cơ sở, vùng để phát hiện, dự báo, cảnh báo sớm các nguy cơ, tác nhân gây bệnh và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Như vậy, giám sát dịch bệnh động vật được hiểu là hoạt động theo dõi, kiểm tra, đánh giá sức khỏe động vật trong suốt quá trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để phát hiện, dự báo, cảnh báo sớm các nguy cơ, tác nhân gây bệnh và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Cơ quan nào sẽ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật?

Tại Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về cơ quan thẩm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Cơ quan thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Cục Thú y thẩm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với:
a) Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước;
b) Vùng an toàn dịch bệnh động vật cấp xã phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước;
c) Vùng an toàn dịch bệnh động vật cấp huyện, cấp tỉnh.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan thẩm định và cấp Giấy chứng nhận gọi chung là Cơ quan thú y.

Theo đó, Cục Thú y, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật tùy vào từng trường hợp cụ thể. Cơ quan thẩm định và cấp Giấy chứng nhận gọi chung là Cơ quan thú y.

Cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh sẽ có những quyền lợi gì?

Tại Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về những quyền lợi của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh như sau:

Quyền lợi của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh
1. Được hưởng các quyền lợi theo quy định tại khoản 2 Điều 17, khoản 2 Điều 39 và khoản 2 Điều 55 Luật Thú y.
2. Được miễn lấy mẫu xét nghiệm đối với bệnh được công nhận an toàn trong quá trình thực hiện kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; được sử dụng kết quả xét nghiệm tại điểm a và điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này để làm thủ tục kiểm dịch vận chuyển động vật theo các quy định hiện hành.
3. Được hỗ trợ giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá, xuất bán sản phẩm, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật.
4. Được hỗ trợ tham gia các chương trình giám sát dịch bệnh động vật của Nhà nước đối với các bệnh chưa được công nhận an toàn; được hỗ trợ tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ.
5. Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh sẽ được miễn lấy mẫu xét nghiệm đối với bệnh được công nhận an toàn trong quá trình thực hiện kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.. và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

Trân trọng!

An toàn sinh học trong chăn nuôi
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn sinh học trong chăn nuôi
Hỏi đáp Pháp luật
Trong việc đánh giá an toàn dịch bệnh, khái niệm an toàn sinh học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được hiểu như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn sinh học trong chăn nuôi
Huỳnh Minh Hân
1,117 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An toàn sinh học trong chăn nuôi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào