Con không cùng huyết thống có được hưởng thừa kế?
Theo khoản 4 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về việc “Sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” thì việc thụ tinh trong ống nghiệm “làm phát sinh các quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự”.
Theo Điều 65 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, kể từ thời điểm chồng chị mất, quan hệ hôn nhân giữa chị và chồng đã chấm dứt. Vì thế, việc xác định cha cho đứa con do chị sinh ra cũng như việc thừa kế của đứa trẻ sẽ bị ràng buộc bởi các quy định sau đây:
- Trước hết, việc xác định cha cho con chị được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật Hôn nhân và Gia đình: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân...
Như vậy, nếu con chị được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chồng chị mất đi thì về nguyên tắc, chồng chị được xác định là cha của đứa trẻ do chị sinh ra.
Trường hợp con chị sinh ra sau 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân (thời điểm chồng chị chết) sẽ không được coi là con chung trong thời kỳ hôn nhân của chị và chồng chị.
Trường hợp này nếu muốn xác định cha cho con chị thì chị phải làm thủ tục xác nhận cha cho con (Khoản 3 Điều 102). Tuy nhiên, nếu đứa trẻ được sinh ra do thụ tinh nhân tạo thì đương nhiên áp dụng phương pháp này không khả thi vì đương nhiên đứa trẻ không mang huyết thống của người cha quá cố.
Vấn đề chị thắc mắc con sinh ra sau khi người chồng mất liệu có được hưởng thừa kế của chồng chị để lại hay không?
Theo quy định tại Điều 635 Bộ luật Dân sự 2005: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết”.
Như vậy, nếu chị làm thụ tinh trong ống nghiệm tại thời điểm chồng chị còn sống, và nếu đứa con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày chồng chị mất thì mới được xác định là đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và được xác định là con chung của vợ chồng nên được hưởng thừa kế tài sản của chồng chị để lại.
Con nuôi có được thừa kế thế vị hay không?
Cháu nội có được hưởng thừa kế không?
Vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng thì có được thừa kế đất đai không?
Con rể có được hưởng thừa kế theo pháp luật khi bố mẹ vợ mất hay không? Những trường hợp nào có di chúc nhưng vẫn chia thừa kế theo pháp luật?
Nếu chia di sản theo pháp luật thì tứ thân phụ mẫu có được hưởng thừa kế hay không?
Tòa đang giải quyết đơn ly hôn có được hưởng thừa kế của chồng không?
Trường hợp sống chung như vợ chồng được hưởng thừa kế bao nhiêu?
Bố mất không để lại di chúc thì con chưa sinh ra có được hưởng thừa kế không?
Có được hưởng thừa kế khi là con của vợ hai không?
Chỉ ly thân, chưa ly hôn có được hưởng thừa kế của chồng?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?