Giữ lại quốc tịch Việt Nam sau khi đã định cư ở nước ngoài?

Tôi thường trú tại thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn). Từ năm 1994 đến nay, tôi làm việc và tạm trú tại TP. Long Xuyên. Hiện tại, tôi đã có visa định cư ở nước ngoài. Vậy tôi có được phép giữ lại quốc tịch Việt Nam sau khi đã định cư ở nước ngoài? Tôi có hai nền đất thổ cư tại các khu dân cư ở TP. Long Xuyên, vậy tôi có phải làm thủ tục gì đối với hai “sổ đỏ” này không? Tôi đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) liên tục đến nay hơn 20 năm, khi nghỉ việc tôi có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không và tiền BHXH có được lãnh một lần?

Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (Điều 3 khoản 3). Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam (Điều 13 khoản 2). Như vậy, Luật Quốc tịch chỉ quy định giữ quốc tịch đối với người chưa mất quốc tịch Việt Nam và quy định việc xin thôi quốc tịch Việt Nam, chứ không quy định việc giữ lại quốc tịch đối với những người Việt Nam sẽ định cư ở nước ngoài.

Trường hợp của bạn: Nếu sau khi đã định cư ở nước ngoài, bạn chưa xin thôi quốc tịch Việt Nam (để nhập quốc tịch nước sở tại) thì đương nhiên bạn vẫn sẽ là người có quốc tịch Việt Nam. Nếu hộ chiếu Việt Nam của bạn đến cơ quan ngoại giao của Việt Nam xin gia hạn hoặc làm hộ chiếu mới.

Quyền sử dụng đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

Theo quy định của Luật Đất đai 2013 (đang có hiệu lực) thì Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được giao quyền sử dụng đất, chỉ được quyền sở hữu nhà gắn liền với đất với các điều kiện được quy định tại điều 126 – Luật Nhà ở.

Như vậy, nếu bạn đã được Nhà nước cấp, giao quyền sử dụng đất, thì trước khi đi định cư ở nước ngoài bạn nên thực hiện việc cho, tặng hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó cho người khác.

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Người thất nghiệp và được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp, mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Trừ các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định, trong đó có trường hợp người thất nghiệp ra nước ngoài để định cư.

Về trường hợp của bạn: Việc hưởng chế độ trợ cấp mất việc thì phải đáp ứng điều kiện nêu trên. Bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được 20 năm, khi ra nước ngoài để định cư thì được hưởng BHXH một lần theo quy định tại điều 60-Luật BHXH Việt Nam ban hành năm 2014.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
307 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào