Xử lý đối với người tổ chức tảo hôn
Theo quy định của pháp luật, tảo hôn là hành vi tổ chức kết hôn cho người chưa đủ tuổi kết hôn, hành vi này đã vi phạm điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 8).
Hiện nay, việc xử lý hành chính đối với hành vi nói trên thực hiện theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo Nghị định này, việc tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng (Khoản 1, Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ).
Trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 148 Bộ luật Hình sự (tội tảo hôn), cụ thể như:
Người nào có một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn;
b) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án buộc chấm dứt quan hệ đó.
Theo quy định trên, nếu có căn cứ xác định người có hành vi tổ chức tảo hôn thì có thể áp dụng việc xử phạt hành chính đối với người có hành vi vi phạm này theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?