Thẩm quyền cấp phúc thẩm trong vụ án dân sự
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án thực hiện chế độ xét xử 2 cấp. Bản án, quyết định sơ thẩm của TAND cấp huyện có kháng cáo, kháng nghị sẽ được TAND cấp tỉnh xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật .
Theo Điều 275, Bộ luật Tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử phúc thẩm có các quyền sau đây:
1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm;
2. Sửa bản án sơ thẩm;
3. Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án;
4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Theo quy định trên, đối với trường hợp anh nêu, bản án sơ thẩm của TAND huyện Tri Tôn giải quyết vụ tranh chấp đất đai, có kháng cáo nên TAND tỉnh đã xét xử phúc thẩm, bản án phúc thẩm của TAND tỉnh đã tuyên hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án cho TAND huyện Tri Tôn xét xử lại.
Vụ án đang được TAND huyện thu thập chứng cứ, xác định lại hiện trang đất tranh chấp, sẽ đưa ra giải quyết trong thời gian gần đây, ông yên tâm chờ kết quả giải quyết của Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?