Thời gian nào bắt buộc phương tiện bật đèn chiếu sáng?
Luật GTĐB Việt Nam năm 2008 quy định đối với người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường phải chấp hành các quy tắc giao thông, trong đó quy định các phương tiện lưu thông trên đường, thời gian từ 18h hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau phải bật đủ đèn chiếu sáng.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường mà không bật đủ đèn chiếu sáng, các phương tiện đi ngược chiều đường sẽ không trông thấy hoặc có phát hiện nhưng không đủ khoảng cách an toàn, không xử lý kịp phanh xe có thể xảy ra TNGT. Khi các phương tiện chạy ngược chiều với tốc độ cao mà xảy ra TNGT thì hậu quả khôn lường.
Trường hợp các chủ phương tiện lưu thông trên đường mà không bật đủ đèn chiếu sáng bị xử phạt theo quy định tại Điểm g, Khoản 3, Điều 5 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt. Mức xử phạt từ 600.000 - 800.000 đồng.
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?