Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông
Theo Điều 71 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông vận tải được quy định như sau:
1.Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
2.Chánh Thanh tra Sở Giao thông - Vận tải, thủ trưởng cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thông - Vận tải, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành của Cục Đường sắt Việt Nam, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
3.Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông - Vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
c) Tước quyền, sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông - Vận tải, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?