Không nhường đường cho xe xin vượt bị xử phạt như thế nào?
Đối với quy tắc vượt xe, Điều 14, Luật Giao thông đường bộ quy định:
- Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
- Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
- Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Theo đó, nếu bạn xin vượt xe khi đủ điều kiện an toàn và có báo hiệu xin vượt mà người điều khiển phía trước không nhường đường (giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt) thì chủ phương tiện phía trước đã vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Cụ thể tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 5 quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm: “Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau.”
Điểm d, Khoản 2, Điều 6 quy định phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển, xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm: “Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau.”
Như vậy, trong trường hợp xe bạn xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn mà người điều khiển xe phía trước không nhường đường sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (đối với người điều khiển xe ô tô), từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng (đối với người điều khiển xe gắn máy).
- Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
- Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
- Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Theo đó, nếu bạn xin vượt xe khi đủ điều kiện an toàn và có báo hiệu xin vượt mà người điều khiển phía trước không nhường đường (giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt) thì chủ phương tiện phía trước đã vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Cụ thể tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 5 quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm: “Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau.”
Điểm d, Khoản 2, Điều 6 quy định phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển, xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm: “Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau.”
Như vậy, trong trường hợp xe bạn xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn mà người điều khiển xe phía trước không nhường đường sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (đối với người điều khiển xe ô tô), từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng (đối với người điều khiển xe gắn máy).
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?