Đối tượng trợ giúp pháp lý

Đối tượng được trợ giúp pháp lý có phải đóng một khoản tiền nào không? Những người nào thuộc diện được trợ giúp pháp lý của Nhà nước?

Theo Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2006; Nghị định 07/2007/NĐ-CP ngày 12-1-2007 và Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 5-2-2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 07/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TGPL, đối tượng được hưởng chính sách TGPL  miễn phí của Nhà nước gồm:

1. Người nghèo: Là những người có tên trong hộ gia đình được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sổ hộ nghèo, sổ còn thời hạn sử dụng tại thời điểm yêu cầu TGPL. 

2. Người có công với cách mạng được TGPL, gồm:

a) Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19-8-1945;

b) Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;

d) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh;

đ) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

g) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

e) Người có công giúp đỡ cách mạng gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"; người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945; người được tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng chiến và người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng chiến (Điều 32 Pháp lệnh về người có công với cách mạng năm 2005).

3. Người già được TGPL:  Là người từ đủ 60 tuổi trở lên, sống độc thân, không có nơi nương tựa.

4. Người tàn tật theo Luật Người khuyết tật được TGPL: Là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng biểu hiện dưới dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn;  người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV mà không có nơi nương tựa.

5. Trẻ em không nơi nương tựa: Là người dưới 16 tuổi, không nơi nương tựa. Đó là trẻ em không có gia đình hoặc bị gia đình bỏ rơi, tự kiếm sống hoặc có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình, cộng đồng.

6. Người dân tộc thiểu số: Thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

7. Các đối tượng khác được TGPL theo quy định tại Điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Nạn nhân theo quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người.

Một trong những nguyên tắc quan trọng được quy định trong Luật Trợ giúp pháp lý là “Không thu phí, lệ phí, thù lao từ người được trợ giúp pháp lý ” (Khoản 1, Điều 4 Luật TGPL).

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
309 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào