“Đinh tặc” bị xử phạt như thế nào?
Hành vi rải đinh xuất phát từ lợi ích kinh tế của một số cá nhân, và điều này đã gây không ít trở ngại cho người đi đường. Trong nhiều trường hợp, đinh đâm vào lốp xe, khiến người điều khiển bị ngã xe và gặp những tai nạn nghiêm trọng.
Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt) có quy định xử phạt với hành vi vi phạm ném đinh, rải đinh trên đường phố.
Cụ thể tại Điểm a, Khoản 5, Điều 11 quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ, chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông.
Theo đó, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm ném đinh, rải đinh trên đường sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm sẽ phải thu dọn đinh, vật sắc nhọn và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?