Sử dụng rượu bia và chất kích thích khi điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tới 15 triệu đồng
Tại Điều 5 và Điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định các mức xử phạt đối với người tham gia giao thông có sử dụng rượu bia và chất kích thích như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức 50 miligam /100 mililít máu; và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1 tháng;
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 2 tháng.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 2 tháng.
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
Đối với người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có sử dụng rượu bia:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 2 tháng;
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
Ngoài các mức phạt trên, nếu người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia, chất kích thích mà gây tai nạn giao thông hoặc tái phạm nhiều lần sẽ bị xử phạt với tình tiết tăng nặng.
Mức xử phạt đối với người chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia là bao nhiêu?
Phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030?
Việc tư vấn về phòng chống tác hại của rượu bia được quy định như thế nào?
Uống rượu bia gây tai nạn chết người thì bị phạt như thế nào?
Cán bộ, công chức, viên chức không được uống rượu bia khi nghỉ giữa giờ làm việc?
Bán rượu bia tại cơ sở cai nghiện ma túy có được hay không? Bán rượu bia tại cơ sở cai nghiện ma túy bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Có vi phạm pháp luật khi cho phép trẻ em uống rượu bia hay không?
Trong rạp chiếu phim có được phép uống bia không? Bị phạt bao nhiêu tiền khi uống bia trong rạp chiếu phim?
Mang bia ra công viên uống được không?
Người tham dự tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu, bia được nhận thù lao không?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?