Ai có thẩm quyền công nhận tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm?
Ai có thẩm quyền công nhận tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm?
Tại Điều 7 Thông tư 22/2022/TT-BLĐTBXH có quy định về thẩm quyền công nhận tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm như sau:
Thẩm quyền công nhận và khen thưởng đối với tập thể, cá nhân tham gia Hội thi
1. Người đứng đầu cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định công nhận và khen thưởng cho tác giả, nhóm tác giả đạt giải tại Hội thi cấp cơ sở theo quy định.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định công nhận và khen thưởng cho tác giả, nhóm tác giả đạt giải; quyết định khen thưởng cho tập thể đạt giải; quyết định khen thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích tại Hội thi cấp tỉnh theo quy định.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quyết định công nhận và khen thưởng cho tác giả, nhóm tác giả đạt giải; quyết định khen thưởng cho tập thể đạt giải; quyết định khen thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích tại Hội thi toàn quốc theo quy định.
Theo đó, Người đứng đầu cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ quyết định công nhận và khen thưởng cho tác giả, nhóm tác giả đạt giải tại Hội thi cấp cơ sở theo quy định.
Ai có thẩm quyền công nhận tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền thành lập Ban tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm?
Tại Điều 8 Thông tư 22/2022/TT-BLĐTBXH có quy định về thẩm quyền thành lập Ban tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm như sau:
Ban tổ chức hội thi
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức Hội thi theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này quyết định thành lập Ban tổ chức Hội thi ở cấp tương ứng.
2. Thành phần Ban tổ chức Hội thi gồm: Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các thành viên. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Ban tổ chức Hội thi thành lập các tiểu ban phục vụ Hội thi như Tiểu ban Cơ sở vật chất, Tiểu ban Thư ký tổng hợp, Tiểu ban Giám sát, Tiểu ban Thi đua khen thưởng và các Tiểu ban khác (nếu có). Chức năng, nhiệm vụ và thành phần tiểu ban được quy định tại Quy định tổ chức Hội thi trên cơ sở quy mô Hội thi ở từng cấp.
3. Nhiệm vụ của Ban tổ chức Hội thi:
a) Xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức Hội thi;
b) Ban hành Quy định tổ chức Hội thi;
c) Thành lập Hội đồng giám khảo và các Tiểu ban phục vụ Hội thi;
d) Xây dựng phiếu đánh giá, tiêu chí đánh giá thiết bị tham gia dự thi;
đ) Tổng hợp thiết bị tham gia dự thi, sắp xếp và phân loại thiết bị theo từng tiểu ban;
e) Tổ chức Hội thi và các hoạt động khác (nếu có) theo đúng kế hoạch và đảm bảo các quy định;
g) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định khen thưởng tại Hội thi;
h) Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của cá nhân, tập thể tham gia Hội thi;
i) Tổng kết, đánh giá và công bố kết quả Hội thi.
4. Nhiệm vụ của Trưởng ban tổ chức Hội thi
a) Điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội thi;
b) Quyết định thành lập Hội đồng giám khảo và các Tiểu ban phục vụ Hội thi;
c) Quyết định thang điểm đánh giá các nội dung thi, khung điểm đạt giải cho thiết bị tham gia Hội thi.
5. Nhiệm vụ của Phó Trưởng ban tổ chức Hội thi
a) Giúp Trưởng ban tổ chức Hội thi theo nhiệm vụ được phân công;
b) Thay Trưởng ban tổ chức Hội thi giải quyết các công việc khi được Trưởng Ban tổ chức Hội thi phân công.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm quyết định thành lập Ban tổ chức Hội thi ở cấp tương ứng.
Cơ cấu và thành phần của Hội đồng giám khảo Hội thi thiết bị đào tạo tự làm gồm những ai?
Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2022/TT-BLĐTBXH có quy định về cơ cấu và thành phần của Hội đồng giám khảo Hội thi thiết bị đào tạo tự làm như sau:
Hội đồng giám khảo
1. Cơ cấu và thành phần của Hội đồng giám khảo
a) Hội đồng giám khảo gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổ thư ký và các thành viên giám khảo. Thành viên giám khảo là các chuyên gia, nhà giáo có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; có ít nhất 05 (năm) kinh nghiệm trong các lĩnh vực ngành, nghề tham gia chấm thi và hiện đang làm việc trong các lĩnh vực ngành, nghề đó;
b) Các thành viên giám khảo được cơ cấu thành các Tiểu ban giám khảo, căn cứ vào điều kiện thực tế, quy mô của Hội thi, Chủ tịch Hội đồng giám khảo đề xuất danh sách thành viên Tiểu ban giám khảo theo từng ngành, nghề hoặc nhóm ngành, nghề. Tiểu ban giám khảo có 03 (ba) hoặc 05 (năm) thành viên, trong đó có 01 (một) giám khảo là Trưởng tiểu ban.
Theo đó, Hội đồng giám khảo gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổ thư ký và các thành viên giám khảo. Thành viên giám khảo là các chuyên gia, nhà giáo có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; có ít nhất 05 (năm) kinh nghiệm trong các lĩnh vực ngành, nghề tham gia chấm thi và hiện đang làm việc trong các lĩnh vực ngành, nghề.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?