Đi xe đạp có được dùng ô không?
Sử dụng ô trong khi các phương tiện tham gia giao thông tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho chính người trên xe và các đối tượng khác. Vì ô cồng kềnh, có thể làm hạn chế tầm nhìn của người điều khiển xe và người đi đường xung quanh. Hơn nữa, khi di chuyển trên đường, ô rất dễ vướng mắc vào các vật ở trên cao như cành cây, dây điện, quán cóc. Điều này có thể làm người điều khiển bị loạng choạng. Hoặc như trong trường hợp có gió lớn, những chiếc ô cũng sẽ làm xe lệch chuyển hướng lái đột ngột, rất nguy hiểm.
Vì vậy, Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp và các loại xe thô sơ khác sử dụng ô khi tham gia giao thông. Như vậy, cũng giống như với xe máy, người điều khiển, người ngồi trên xe đạp cũng không được sử dụng ô.
Với hành vi vi phạm sử dụng ô khi điều khiển, ngồi trên xe đạp, tại Điểm h Khoản 1 Điều 8, Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định như sau: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng.
Để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người đi đường xung quanh, người điều khiển, người ngồi trên xe đạp không nên sử dụng ô khi tham gia giao thông. Khi trời mưa, nắng nên sử dụng các vật dụng khác như mũ, nón, áo mưa.
*Thông tin bài viết tham khảo từ văn bản Luật Giao thông đường bộ và Nghị Định 171/2013/NĐ-CP.
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?