Xử lý tranh chấp đất trong hợp đồng bảo lãnh?
Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó cá nhân hay tổ chức (gọi chung là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền là sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu đến hạn thực hiện mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
Khi giao dịch dân sự có tranh chấp thì người thứ ba (tức là người đứng ra bảo lãnh) phải thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh nếu như người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Tài sản là nhà đất và các tài sản khác đem ra bảo lãnh được đối trừ vào nghĩa vụ của bên được bảo lãnh.
Ví dụ: A dùng nhà đất và các tài sản trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình để bảo lãnh cho B vay tiền của ngân hàng. Đến thời hạn trả nợ, B không có khả năng thanh toán tiền gốc và tiền lãi, ngân hàng sẽ buộc A phải trả nợ thay cho B. Tức là ngân hàng có quyền được quản lý tài sản đã được A thế chấp, bảo lãnh cho B và có quyền phát mại để thanh toán khoản nợ của B với ngân hàng.
Nguồn: vinalaf.com.vn
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?