Quy định về việc thay đổi mức giá đền bù đất

Tôi ngụ ở phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM. Nhà tôi có một phần đất nông nghiệp thuộc diện bị hồi để nhường đất cho dự án khu tái định cư 38ha Tân Thới Nhất. Đất nông nghiệp trong dự án đến nay chỉ được đền bù 180.000 đồng/m2 cộng lăi suất, hỗ trợ thêm cũng chỉ trên dưới 400.000 đồng/m2. Trong khi đó các dự án liền kề (được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước) được đền bù, hỗ trợ theo chính sách mới với đơn giá gấp hàng chục lần. Dự án được triển khai hơn 10 năm nay nhưng chính sách đền bù hầu như không có gì thay đổi. Cũng chính vì giá đền bù quá thấp và chưa hợp lí nên tôi và các hộ khác chưa đồng ý nhận tiền đền bù và bàn giao đất. Theo quy định của luật pháp thì việc thay đổi về mức giá đền bù được quy định như thế nào? Nếu người dân chưa thỏa thuận được giá để nhận đền bù và giao đất thì về lâu dài có bị phạt không?

          Theo khoản 2 Điều 74 Luật đất đai 2013, một trong các nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là “Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất”. Như vậy, giá đất để tính mức giá bồi thường là giá đất tại thời điểm thu hồi đất. Diện tích đất của gia đình bạn bị thu hồi tại thời điểm nào sẽ được đền bù với giá đất tại thời điểm đó.

          Điểm d Điều 69 Luật đất đai 2013 quy định: “Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật này.

Theo đó, nếu gia đình bạn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì sẽ bị chủ tịch UBND Quận kiểm điểm. Trường hợp bạn không chấp hành kiểm điểm thì sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất.

CafeLand kết hợp Công ty Luật Thiên Thanh

 
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
308 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào