Cản trở giao thông đường bộ, có bị xử phạt?

Hỏi: Tôi là Lê Văn Đạo ở Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội có trường hợp muốn hỏi như sau: Như mọi ngày, anh Tuấn là hàng xóm của tôi vẫn mang đồ đạc ra gần sân vận động Mỹ Đình bày bán trà đá. Nhưng không may vào buổi tối trung tuần tháng 8 năm 2013 có một thanh niên điều khiển xe máy ngã ngay trước cửa quán bán nước của Tuấn và bị thương nặng. Lý do là hôm đó trời tối, mưa làm cho đường trơn, trong khi đó hàng quán của anh Tuấn lại bày bán dưới lòng đường nên người lái xe không kịp xử lý dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra. Cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra và khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với anh Tuấn, vì đã có hành vi lấn chiếm lòng đường gây hậu quả nghiêm trọng. Vậy hành vi trên của anh Tuấn phạm vào tội nào của Bộ luật Hình sự? Hình phạt cao nhất đối với hành vi trên là như thế nào?

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

Trả lời: Với tình tiết mà bạn nêu có thể thấy hành vi của anh Tuấn là hành vi lấn chiếm lòng đường trái pháp luật, thuộc trường hợp cản trở giao thông đường bộ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 203 Bộ luật Hình sự.

 
Điều luật này quy định như sau:
 
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
 
a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;
 
b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;
 
c) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;
 
d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;
 
đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;
 
e ) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;
 
g) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;
 
h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.
 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
 
a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm;
 
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
 
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
 
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”.
 
Căn cứ vào quy định nêu trên, anh Tuấn có thể chịu hình phạt cao nhất là ba năm tù. Tuy nhiên, khi xét xử tòa án còn phải căn cứ vào tích chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân của anh Tuấn, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt tương ứng đối với hành vi phạm tội.
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
286 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào