Cầm ô ngồi sau xe cũng bị phạt
Điểm b Khoản 4 Điều 30 Luật GTĐB 2008 quy định: “Người ngồi trên mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực sử dụng ô”.
Ngoài ra, Khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB quy định: “Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính”.
Như vậy, theo nội dung của các quy định trên, hành vi sử dụng ô là hành vi cấm trong Luật GTĐB 2008 và chủ thể bị cấm là những người ngồi trên phương tiện giao thông - không phân biệt là người đó có phải là người điều khiển phương tiện hay không.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, mặc dù con trai bạn ngồi phía sau là người cầm ô, nhưng con trai bạn cũng là người đang ngồi trên chiếc xe máy do bạn điều khiển, vì vậy, hành vi trên là hành vi vi phạm pháp luật GTĐB. Việc CSGT yêu cầu anh dừng xe và lập biên bản xử phạt việc sử dụng ô khi điều khiển giao thông là đúng với quy định của pháp luật, với mức phạt tiền từ 60.000 đến 80.000 đồng .
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?