Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh của UBND xã
Đây là tình huống liên quan đến thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính: đưa người vào cơ sở chữa bệnh. Để giải quyết tình huống trên theo đúng quy định của pháp luật, cần vận dụng các quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh. Có đủ điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính: đưa người vào cơ sở chữa bệnh đối với Mã Thị M và xử lý đối với Phùng Văn L không?
- Mã Thị M, 22 tuổi, là gái mại dâm lang thang không có nơi cư trú nhất định. Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định số 135/2004/NĐ-CP quy định: “Người bán dâm từ đủ 16 tuổi trở lên, đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đã bị đưa vào cơ sở chữa bệnh nhưng tái phạm; người bán dâm có tính chất thường xuyên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú nhất định”, có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với Mã Thị M.
- Phùng Văn L (45 tuổi, hiện sống độc thân và chưa có tiền án, tiền sự) có hành vi trả 30.000 đồng cho Mã Thị M để được quan hệ tình dục. Theo khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm (“Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu”), L đã có hành vi mua dâm đối với M.
Thẩm quyền xử lý vụ việc
- Điều 4 Nghị định số 135/2004/NĐ-CP quy định: “Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định việc đưa người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh”. Như vậy, thẩm quyền xử lý đối với Mã Thị M là của Chủ tịch UBND huyện Y.
- Điều 17 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm quy định:
“1. Người nào có hành vi mua dâm thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Mua dâm có tính chất đồi trụy;
b) Lôi kéo, ép buộc người khác cùng mua dâm”.
- Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP quy định: “Việc xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống mại dâm phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp”
- Đối chiếu hành vi với các quy định nêu trên, có thể áp dụng hình phạt tiền với mức phạt là 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm của Phùng Văn L. Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP, khoản 3 Điều 31 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì Trưởng Công an xã có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng. Như vậy, Công an xã X có đủ thẩm quyền xử phạt hành chính đối với Phùng Văn L.
Các bước mà Công an xã X cần tiến hành trong thẩm quyền của mình
- Tổ tuần tra lập biên bản vi phạm hành chính đối với Mã Thị M và Phùng Văn L về hành vi mua, bán dâm;
- Trưởng Công an xã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Phùng Văn L về hành vi mua dâm;
- Đối với Mã Thị M, do UBND xã X không có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở chữa bệnh (thẩm quyền thuộc Chủ tịch UBND huyện Y) nhưng theo quy định tại Điều 84 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì Chủ tịch UBND xã X có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND huyện Y ra quyết định áp dụng biện pháp đưa Mã Thị M vào cơ sở chữa bệnh. Công an xã X cần tiến hành lấy ý kiến Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã X và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, giúp UBND xã X trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND huyện Y giải quyết. Hồ sơ đề nghị gồm: bản tóm tắt lý lịch của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh; tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó và các biện pháp giáo dục đã áp dụng; nhận xét của Công an cấp xã, ý kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp mà người đó là thành viên; bệnh án (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?