Sửa nhà không phép và Nghị định 121
Kể từ ngày 30/11/2013 (ngày Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 có hiệu lực thi hành), nhà của bạn có thể được xem xét cho tồn tại (được cấp giấy phép xây dựng cho phần xây dựng thêm không phép) theo quy định tại Khoản 9, Điều 13, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013. Cụ thể, nếu nhà của bạn không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì được xem xét cho tồn tại khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (với mức phạt từ từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng), và bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng không phép. Sau khi bạn hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng để bạn có thể tiến hành thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Để được biết trường hợp của bạn có được xem xét cấp giấy phép xây dựng hay không, bạn cần liên hệ với UBND quận Thủ Đức hỏi rõ về vấn đề này, và đề nghị được hướng dẫn về thủ tục (nếu nhà của bạn được xem xét cho tồn tại).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 24 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Tiền làm thêm giờ vào ngày 24 tháng 2 2025 âm lịch là bao nhiêu?
- Sân bay Gia Bình rộng bao nhiêu hectare? Sân bay Gia Bình ở tỉnh nào?
- 04 lưu ý khi không nộp phạt vi phạm giao thông năm 2025 mới nhất?
- Điểm mới thi đánh giá năng lực sư phạm năm 2025 cần lưu ý?
- Ngày 23 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Số giờ làm việc tối đa ngày 23 tháng 2 2025 âm lịch của người lao động là bao nhiêu giờ?