Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định việc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác như thế nào?
Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định việc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác như sau:
“Điều 72. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại các Điều 24, 25, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 66 của Nghị định này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III, các Điều 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 66 của Nghị định này;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại Chương II, Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III, Chương IV của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 66 của Nghị định này.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra:
a) Thanh tra viên, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II; Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III; Chương IV của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 67 của Nghị định này;
b) Thanh tra viên, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Bộ Tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II, III, IV và V của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự theo thẩm quyền quy định tại các Khoản 1, 3 và 4 Điều 67 của Nghị định này.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự:
a) Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương V theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 68 của Nghị định này;
b) Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương V theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 68 của Nghị định này;
c) Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự là tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ việc phá sản xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương VI theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 68 của Nghị định này;
d) Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương V theo thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 68 của Nghị định này;
đ) Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương V theo thẩm quyền quy định tại Khoản 5 Điều 68 của Nghị định này.
4. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài xử phạt đối với các hành vi quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 69 của Nghị định này.
5. Tòa án nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương VI của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 70 của Nghị định này.
Điều 73. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?