Tiền phúng viếng có được coi là di sản thừa kế?
Tiền phúng viếng là khoản tiền hình thành sau khi bố bạn mất và khi bố bạn đã mất rồi thì sẽ không còn năng lực pháp luật dân sự nữa, theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Đã không còn năng lực pháp luật dân sự nữa thì không có các quyền về sở hữu, về thừa kế và các quyền về tài sản khác nữa, do đó số tiền phúng viếng này không thuộc quyền của bố bạn (người đã chết và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự). Mặt khác cũng thấy rằng: Bố bạn không có căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với phần tiền phúng viếng do đó không có quyền đối với phần tiền này và không thể để lại thừa kế đối với phần tiền này.
Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Di sản thì Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết nằm trong tài sản chung với người khác do đó bố bạn chỉ đề lại thừa kế những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình khi còn sống.
Bên cạnh đó, Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
Từ những quy định trên có thể xác định, tiền phúng viếng không phải là tài sản đang hiện hữu tại thời điểm người có tài sản chết. Nó phát sinh sau thời điểm mở thừa kế (có sau khi người có tài sản chết) nên không phải là tài sản của người chết để lại, không phải là di sản thừa kế.
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?
- Dịch vụ công tác xã hội cung cấp các dịch vụ chăm sóc, can thiệp, phục hồi và hỗ trợ phát triển gồm những dịch vụ nào?
- Công chức có được là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân khi làm việc trên cùng địa bàn hoạt động của quỹ TDND không?
- Theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát TTHC, “TTHC” được hiểu như thế nào?
- Mẫu giấy ủy quyền trong hoạt động xây dựng theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP?