Giáo viên của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cần có những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo?
- Giáo viên của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cần có những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo?
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên có những thành phần giáo viên nào?
- Giáo viên trong trung tâm tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Giáo viên của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cần có những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo?
Điều 19 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên, báo cáo viên của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên như sau:
Tiêu chuẩn, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên, báo cáo viên
1. Giáo viên giảng dạy các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định như giáo viên phổ thông tương ứng với từng cấp học.
2. Giáo viên tham gia giảng dạy các chương trình giáo dục, đào tạo để lấy chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân phải đảm bảo các điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
3. Báo cáo viên tham gia bồi dưỡng, tập huấn các chương trình giáo dục khác của Trung tâm phải đảm bảo các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ do giám đốc Trung tâm quy định.
Theo đó, giáo viên giảng dạy các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định như giáo viên phổ thông tương ứng với từng cấp học.
Giáo viên tham gia giảng dạy các chương trình giáo dục, đào tạo để lấy chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân phải đảm bảo các điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên có những thành phần giáo viên nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT quy định về giáo viên của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên như sau:
Giáo viên
1. Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục tại Trung tâm, tham gia giảng dạy các chương trình giáo dục, đào tạo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy chế này.
2. Giáo viên Trung tâm bao gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng, giáo viên thỉnh giảng.
Theo đó, giáo viên của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên gồm có giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng, giáo viên thỉnh giảng.
Giáo viên trong trung tâm tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Điều 20 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên
1. Giáo viên tại Trung tâm có nhiệm vụ và quyền hạn như giáo viên tại trường phổ thông. Ngoài ra, giáo viên tại Trung tâm có thêm một số nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tham gia điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng:
b) Biên soạn tài liệu, tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên do Trung tâm tổ chức;
c) Tham gia công tác tuyển sinh và công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục;
d) Tham gia quản lý các lớp học, các lớp liên kết đào tạo của Trung tâm;
d) Tham gia hoạt động đảm bảo chất: lượng giáo dục của Trung tâm;
e) Hỗ trợ hoạt động chuyên môn tại các trung tâm học tập cộng đồng;
g) Phụ đạo, hỗ trợ học tập đối với học viên khuyết tật.
2. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm tại Trung tâm ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này còn có thêm những nhiệm vụ và quyền hạn như giáo viên làm công tác chủ nhiệm tại trường phổ thông.
3. Chế độ làm việc đối với giáo viên tại Trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giáo viên tại Trung tâm có nhiệm vụ và quyền hạn như giáo viên tại trường phổ thông và tham gia điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng; biên soạn tài liệu, tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên; tham gia quản lý các lớp học, các lớp liên kết đào tạo của Trung tâm; tham gia hoạt động đảm bảo chất: lượng giáo dục của Trung tâm; hỗ trợ hoạt động chuyên môn tại các trung tâm học tập cộng đồng; phụ đạo, hỗ trợ học tập đối với học viên khuyết tật.
Làm công tác chủ nhiệm tại Trung tâm còn thực hiện công tác chủ nhiệm tại trường phổ thông.
Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên của trung tâm giáo dục nghề nghiêp giáo dục thường xuyên được quy định cụ thể tại Điều 20 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT.
*Lưu ý: Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 22 tháng 02 năm 2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
- Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
- Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh 63 tỉnh thành theo vùng miền (Tết Ất Tỵ)?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?