Dùng cuốc đánh vào đầu thì bị xử lý thế nào?

A dùng cuốc đánh vào đầu một người phụ nữ, dẫn đến người đó bị thương thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Các thông tin mà bạn cung cấp chưa rõ ràng, do vậy không thể định danh chính xác tội danh của A trong trường hợp mà bạn nêu. Tuy nhiên, tôi xin trích dẫn 02 điều của Bộ luật Hình sự quy định về tội giết người (Điều 93) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104) để bạn tham khảo, đối chiếu, cụ thể như sau:

“Điều 93. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm”.

“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.

“Cố ý gây thương tích” là hành vi của một người cố ý làm cho người khác bị thương. Về hình thức thì hành vi cố ý gây thương tích cũng giống như hành vi giết người nhưng tính chất nguy hiểm thấp hơn, chỉ cố ý làm cho nạn nhân bị thương chứ không muốn làm chết nạn nhân. Còn “Giết người” là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Nếu nạn nhân may mắn thoát chết là ngoài ý muốn của người phạm tội. Mặt chủ quan của cả hai tội này đều giống nhau ở chỗ hành vi được thực hiện một cách cố ý, người phạm tội ý thức được tính chất nguy hiểm của hành vi, thấy trước và mong muốn hậu quả sẽ xảy ra. Hậu quả đối với tội cố ý gây thương tích là thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe nạn nhân (có thể kể cả hậu quả dẫn đến chết người), còn với tội cố ý giết người đó là hậu quả chết người.

Để xác định tội danh, cần phải xem xét nhận thức chủ quan của người phạm tội đối với những yếu tố tạo nên khả năng gây ra hậu quả chết người và thái độ của họ đối với hậu quả đó. Cụ thể:

- Nếu như A chỉ cố ý làm nạn nhân bị thương hoặc tổn hại sức khoẻ chứ không muốn làm nạn nhân chết: Trường hợp này cần xác định tỷ lệ thương tật của nạn nhân để xác định A có phải truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Nếu tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 thì A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác và sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

- Trường hợp xác định được rõ ý thức của A trong trường hợp này là cố ý tước đoạt tính mạng của B thì A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật hình sự. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 93 thì sẽ bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình; nếu phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Thực tế cho thấy, để xác định ý thức chủ quan của người phạm tội, cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào hành vi phạm tội và công cụ thực hiện tội phạm. Theo đó, phải xem xét tính nguy hiểm của công cụ, phương tiện được sử dụng; vị trí tấn công trên cơ thể nạn nhân; cường độ tấn công; thời gian, không gian thực hiện tội phạm. Đặc biệt là phải xem xét nhận thức chủ quan của người phạm tội đối với những yếu tố tạo nên khả năng gây ra hậu quả chết người và thái độ của họ đối với hậu quả đó. Nếu hành vi khách quan thể hiện rõ không phải là chỉ cố ý gây thương tích mà là cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Ví dụ nhưng dùng hung khí nguy hiểm nhằm vào những bộ phận quan trọng của cơ thể người khác để chém, đấm, bắn. Theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn: “Dùng hung khí nguy hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17.4.2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 của Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP nêu trên đã hướng dẫn: “2.1. Vũ khí là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12.8.1996 của Chính phủ). 2.2. Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công. a. Về công cụ, dụng cụ: Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn… b. Về vật mà người mà người phạm tội chế tạo ra: Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ… c. Về vật có sẵn trong tự nhiên: Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…”.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
388 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào