Phân biệt tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là ai?
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2009 tác giả được hiểu là cá nhân trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Như vậy tác giả là một cá nhân cụ thể. Cũng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và luật dân sự: nếu không có hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu, tác giả sẽ có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm (quy định tài điều 19 và 20 Luật sở hữu trí tuệ. Chủ sở hữu quyền tác giả: Theo quy định tại khoản 3 Điều 740 Bộ luật dân sự: Trong trường hợp tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc thì quyền tài sản thuộc về cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ hoặc bên giao việc theo hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Tại Điều 36 Luật sở hữu trí tuệ 2009 cũng quy định: Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này. Như vậy có thể hiểu: Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả (khi là 2 chủ thể khác nhau) là: Tác giả luôn luôn có quyền nhân thân đối với tác phẩm còn chủ sở hữu quyền tác giả chỉ có quyền tài sản và có thể có quyền công bố đối với tác phẩm.
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?