Nghị định số 85/2013/NĐ-CP quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như thế nào?
Theo Điều 27 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP thì Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
“1. Bộ, cơ quan ngang Bộ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp ban hành Quy chế phối hợp giữa Trung tâm pháp y cấp tỉnh và Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh, các cơ quan có liên quan trong việc tiếp nhận trưng cầu và thực hiện giám định pháp y;
b) Bộ Y tế quy định cơ quan, tổ chức thực hiện, nội dung, thời gian đào tạo hoặc bồi dưỡng để cấp chứng chỉ nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp;
Bộ Công an quy định cơ quan, tổ chức thực hiện, nội dung, thời gian đào tạo hoặc bồi dưỡng để cấp chứng chỉ nghiệp vụ giám định kỹ thuật hình sự theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp;
c) Bộ Y tế có trách nhiệm củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Viện pháp y quốc gia, Viện pháp y tâm thần Trung ương; thành lập và bảo đảm các điều kiện cần thiết để Trung tâm pháp y tâm thần khu vực đi vào hoạt động; hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, bộ máy của Trung tâm pháp y cấp tỉnh theo quy định của Luật Giám định tư pháp và Nghị định này;
Bộ Công an có trách nhiệm củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Viện khoa học hình sự và Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh theo quy định của Luật Giám định tư pháp và Nghị định này.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Viện pháp y quân đội và Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định của Luật Giám định tư pháp và Nghị định này.
d) Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về mã số hoặc chức danh nghề nghiệp đối với giám định viên tư pháp chuyên trách và người tham gia hoạt động giám định tư pháp thuộc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giám định viên tư pháp chuyên trách và người tham gia hoạt động giám định tư pháp thuộc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần;
đ) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thực hiện việc kiểm tra, thanh tra về hoạt động giám định pháp y trong ngành công an. Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện việc kiểm tra, thanh tra về hoạt động giám định kỹ thuật hình sự trong quân đội.
e) Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm ban hành quy chuẩn giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý. Trường hợp không ban hành quy chuẩn riêng cho hoạt động giám định tư pháp thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm hướng dẫn việc áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành mình;
g) Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm rà soát đội ngũ người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc để đăng tải danh sách trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo định kỳ hàng năm; đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh trong danh sách chung;
h) Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý;
Căn cứ vào tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động, hàng năm Bộ, cơ quan ngang Bộ đánh giá chất lượng hoạt động của người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Trung tâm pháp y cấp tỉnh theo quy định của Luật Giám định tư pháp, Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Rà soát đội ngũ người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc để đăng tải danh sách trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo định kỳ hàng năm; đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh trong danh sách chung;
c) Căn cứ vào tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động, hàng năm đánh giá chất lượng hoạt động của người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi IOE cấp trường năm 2024? Học sinh cấp 2 thực hiện quyền và nhiệm vụ gì?
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?