Ủy quyền thực hiện quyền của chủ sở hữu tài sản
Theo quy định tại Ðiều 197 Bộ luật dân sự, chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Tuy nhiên, trong trường hợp chủ sở hữu không thể trực tiếp thực hiện các quyền trên thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền này.
Ðiều 198 Bộ luật dân sự có quy định về quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu như sau:
- Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
- Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí, lợi ích của chủ sở hữu.
Việc người chồng đi làm ăn xa, không thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản của mình (thực hiện xóa thế chấp, thực hiện việc mua bán/ chuyển nhượng tài sản) nên đã ủy quyền cho vợ của mình thực hiện các quyền trên là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Hai vợ chồng có thể yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền tại bất kỳ tổ chức công chứng nào, việc công chứng hợp đồng được thực hiện theo quy định của Luật công chứng và văn bản hướng dẫn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 13 1 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương? Ngày 13 1 2025 âm lịch là thứ mấy?
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?