Giám sát hoạt động của cơ quan Đảng có phải trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam không?

Chị dự định tham gia Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và chị có một số vấn đề muốn hỏi thế này, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có được giám sát hoạt động của cơ quan Đảng không? Và là chủ thể giám sát và phản biện xã hội phải không? Chị cảm ơn.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có được giám sát hoạt động của cơ quan Đảng không?

Theo quy định tại Điều 6 Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội do Ban Chấp hành Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 217-QĐ/TW năm 2013 có nêu phạm vi giám sát như sau:

Phạm vi giám sát
1- Đối với cơ quan, tổ chức
a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Chủ trì giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.
b) Các đoàn thể chính trị - xã hội: Chủ trì giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể mình; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với những nội dung có liên quan.
2- Đối với cá nhân
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội giám sát theo các nội dung quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Quy chế này ở nơi công tác và nơi cư trú.

Như vậy, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam không được giám sát hoạt động của cơ quan Đảng.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có quyền giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng nếu việc giám sát đó có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, chức năng, nhiệm vụ của Hội;

Hoặc phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với những nội dung có liên quan.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hình từ Internet)

Chủ thể giám sát và phản biện xã hội là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phải không?

Theo quy đinh tại Điều 4 Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội do Ban Chấp hành Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 217-QĐ/TW năm 2013 quy định thì:

Chủ thể giám sát và phản biện xã hội
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở, bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Từ quy định trên thì Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là chủ thể giám sát và phản biện xã hội.

Các phương pháp giám sát đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được quy định thế nào?

Theo Điều 7 Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội do Ban Chấp hành Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 217-QĐ/TW năm 2013 quy định 05 phương pháp giám sát như sau:

- Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tiễn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát báo cáo cấp ủy và chính quyền cùng cấp trước khi triển khai. Khi cần thiết có thể tổ chức giám sát ngoài kế hoạch.

Chương trình, kế hoạch giám sát được thống nhất với cơ quan quản lý nhà nước liên quan để hỗ trợ triển khai, bảo đảm giám sát thiết thực, đúng thực tế, có tác động tốt với đời sống chính trị, xã hội và nhân dân.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp thu ý kiến phản ảnh của các thành viên, đoàn viên, hội viên, ý kiến của nhân dân, ý kiến của các chuyên gia và tổ chức khảo sát thực tế để có cơ sở kiến nghị với cơ quan Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền cùng cấp.

- Giám sát thông qua việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

- Giám sát thông qua nghiên cứu văn bản, tài liệu, báo cáo của các cơ quan, tổ chức; đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân gửi Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và qua phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia các hoạt động giám sát do các cơ quan dân cử đề nghị.

Trân trọng!

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Giám sát hoạt động của cơ quan Đảng có phải trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
758 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào