Pháp luật quy định như thế nào về nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng là tang vật, vật chứng trong quá trình tạm giữ?
- Nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng là tang vật, vật chứng trong quá trình tạm giữ được quy định như thế nào?
- Tiếp nhận động vật rừng là tang vật vi phạm hành chính chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như thế nào?
- Tiếp nhận động vật rừng là vật chứng của vụ án hình sự chuyển giao theo quyết định xử lý vật chứng như thế nào?
Nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng là tang vật, vật chứng trong quá trình tạm giữ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT quy định nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng là tang vật, vật chứng trong quá trình tạm giữ như sau:
1. Cơ quan tạm giữ động vật rừng là tang vật vi phạm hành chính; cơ quan tạm giữ động vật rừng là vật chứng của vụ án hình sự có trách nhiệm nuôi dưỡng động vật rừng còn sống; bảo quản động vật rừng đã chết, bộ phận cơ thể, sản phẩm của động vật rừng. Biện pháp nuôi dưỡng, bảo quản phải phù hợp với đặc điểm từng loài động vật rừng, bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người và động vật rừng.
2. Trường hợp cơ quan tạm giữ không có điều kiện nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng thì chuyển giao động vật rừng cho cơ sở có điều kiện để nuôi dưỡng, bảo quản trong thời gian chờ quyết định xử lý của người có thẩm quyền. Việc chuyển giao động vật rừng phải lập biên bản theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Kinh phí nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng là tang vật, vật chứng trong quá trình tạm giữ thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về tố tụng hình sự.
Theo đó, cơ quan tạm giữ động vật rừng là tang vật vi phạm hành chính; cơ quan tạm giữ động vật rừng là vật chứng của vụ án hình sự có trách nhiệm nuôi dưỡng động vật rừng còn sống; bảo quản động vật rừng đã chết, bộ phận cơ thể, sản phẩm của động vật rừng. Biện pháp nuôi dưỡng, bảo quản phải phù hợp với đặc điểm từng loài động vật rừng, bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người và động vật rừng.
Pháp luật quy định như thế nào về nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng là tang vật, vật chứng trong quá trình tạm giữ? (Hình từ Internet)
Tiếp nhận động vật rừng là tang vật vi phạm hành chính chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT quy định tiếp nhận động vật rừng là tang vật vi phạm hành chính chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như sau:
1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận:
a) Cơ quan Kiểm lâm sở tại tiếp nhận động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đã được phê duyệt do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã bắt giữ trên địa bàn quyết định tịch thu;
b) Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh tiếp nhận động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đã được phê duyệt do cơ quan, người có thẩm quyền cấp tỉnh hoặc trung ương bắt giữ trên địa bàn quyết định tịch thu;
c) Cơ sở cứu hộ động vật rừng, vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, ban quản lý rừng đặc dụng có cơ sở cứu hộ động vật tiếp nhận động vật rừng chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
2. Hồ sơ kèm theo động vật rừng chuyển giao:
a) Bản chính phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Bản chính biên bản theo Mẫu số 03-BBCG ban hành kèm theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây viết tắt là Nghị định số 29/2018/NĐ-CP). Bổ sung thông tin về tên khoa học, nhóm nguy cấp, quý, hiếm hoặc thông thường vào cột “tên tài sản”; về trọng lượng, giới tính của động vật rừng vào cột “tình trạng chất lượng”.
3. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận: Thực hiện xử lý động vật rừng sau tiếp nhận theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Chương III Thông tư này.
Theo đó, cơ quan Kiểm lâm sở tại tiếp nhận động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đã được phê duyệt do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã bắt giữ trên địa bàn quyết định tịch thu.
Tiếp nhận động vật rừng là vật chứng của vụ án hình sự chuyển giao theo quyết định xử lý vật chứng như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT quy định tiếp nhận động vật rừng là vật chứng của vụ án hình sự chuyển giao theo quyết định xử lý vật chứng như sau:
1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận: Cơ sở cứu hộ động vật rừng, vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, ban quản lý rừng đặc dụng có cơ sở cứu hộ động vật.
2. Hồ sơ kèm theo động vật rừng chuyển giao:
a) Trường hợp quyết định xử lý vật chứng đã ghi tịch thu động vật rừng, hồ sơ gồm: Bản chính quyết định xử lý vật chứng; bản chính phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; bản chính biên bản theo Mẫu số 03-BBCG ban hành kèm theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP. Bổ sung thông tin về tên khoa học, nhóm nguy cấp, quý, hiếm hoặc thông thường vào cột “tên tài sản”; về trọng lượng, giới tính của động vật rừng vào cột “tình trạng chất lượng”;
b) Trường hợp quyết định xử lý vật chứng không ghi tịch thu động vật rừng, hồ sơ gồm: Bản chính quyết định xử lý vật chứng; bản chính biên bản giao nhận động vật rừng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận:
a) Xử lý động vật rừng sau tiếp nhận theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Chương III Thông tư này đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Xử lý động vật rừng sau tiếp nhận theo hình thức ghi trong quyết định xử lý vật chứng và trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này đối với trường hợp quyết định xử lý vật chứng ghi cụ thể hình thức xử lý vật chứng;
c) Thực hiện việc nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
Theo đó, Cơ quan, đơn vị tiếp nhận bao gồm: Cơ sở cứu hộ động vật rừng, vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, ban quản lý rừng đặc dụng có cơ sở cứu hộ động vật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?