Hoạt động đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm cần đảm bảo những nội dung nào? Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm là gì?
- Đại lý bảo hiểm là gì? Hoạt động đại lý bảo hiểm cần đảm bảo những điều kiện nào?
- Nội dung của hoạt động đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm bao gồm những gì?
- Quy định cụ thể về phần kiến thức chung về bảo hiểm; các nguyên lý về nghiệp vụ bảo hiểm phù hợp với từng loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm như thế nào?
Đại lý bảo hiểm là gì? Hoạt động đại lý bảo hiểm cần đảm bảo những điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 124 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về đại lý bảo hiểm như sau:
Đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
Theo đó, đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2019 quy định về điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm như sau:
Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm
1. Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phù hợp theo quy định tại Điều 130 của Luật này.
2. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
b) Đã đăng ký ngành, nghề kinh doanh hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đối với các tổ chức hoạt động trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền có nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm;
c) Có nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Điều kiện về nhân sự và điều kiện khác theo quy định của Chính phủ.
3. Tổ chức, cá nhân không được giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức là pháp nhân thương mại đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tổ chức đang bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, đang bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc đang bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến bảo hiểm;
b) Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành hình phạt cấm hành nghề liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm.
Như vậy, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm, tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm cần phải đảm bảo tuân thủ những điều kiện nêu trên.
Hoạt động đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm cần đảm bảo những nội dung nào? Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm là gì? (Hình từ Internet)
Nội dung của hoạt động đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về nội dung của hoạt động đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm như sau:
Nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm
Nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm bao gồm:
1. Kiến thức chung về bảo hiểm; các nguyên lý về nghiệp vụ bảo hiểm phù hợp với từng loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm:
a) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản: kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị), bảo hiểm sức khỏe;
b) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị: kiến thức chung về thị trường tài chính; kiến thức cơ bản về đầu tư; kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đơn vị;
c) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản: kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không), các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
d) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng hải: kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải;
đ) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng không: kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm hàng không;
e) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm sức khỏe: kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe.
2. Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp đại lý bảo hiểm do tổ chức xã hội nghề nghiệp ban hành.
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, đại lý bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm.
4. Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh bảo hiểm tương ứng với loại hình bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm của từng loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm.
5. Kỹ năng và thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.
6. Nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị trong trường hợp đã có chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản bao gồm các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều này.
7. Nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng hải trong trường hợp đã có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản bao gồm các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 và khoản 4 Điều này.
8. Nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng không trong trường hợp đã có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản bao gồm các nội dung quy định tại điểm đ khoản 1 và khoản 4 Điều này.
Theo đó, hoạt động đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm phải đảm bảo các nội dung:
- Kiến thức chung về bảo hiểm; các nguyên lý về nghiệp vụ bảo hiểm phù hợp với từng loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm:
- Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp đại lý bảo hiểm do tổ chức xã hội nghề nghiệp ban hành.
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, đại lý bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm.
- Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh bảo hiểm tương ứng với loại hình bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm của từng loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm.
- Kỹ năng và thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.
- Nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị trong trường hợp đã có chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản bao gồm các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều này.
- Nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng hải trong trường hợp đã có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản bao gồm các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 và khoản 4 Điều này.
- Nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng không trong trường hợp đã có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản bao gồm các nội dung quy định tại điểm đ khoản 1 và khoản 4 Điều này.
Quy định cụ thể về phần kiến thức chung về bảo hiểm; các nguyên lý về nghiệp vụ bảo hiểm phù hợp với từng loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về phần kiến thức chung về bảo hiểm; các nguyên lý về nghiệp vụ bảo hiểm phù hợp với từng loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm như sau:
Nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm
Nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm bao gồm:
1. Kiến thức chung về bảo hiểm; các nguyên lý về nghiệp vụ bảo hiểm phù hợp với từng loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm:
a) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản: kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị), bảo hiểm sức khỏe;
b) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị: kiến thức chung về thị trường tài chính; kiến thức cơ bản về đầu tư; kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đơn vị;
c) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản: kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không), các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
d) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng hải: kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải;
đ) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng không: kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm hàng không;
e) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm sức khỏe: kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe.
Theo đó, kiến thức chung về bảo hiểm; các nguyên lý về nghiệp vụ bảo hiểm phù hợp với từng loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm cần phải đảm bảo những nội dung như trên.
Thông tư 69/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 01/1/2023
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?