Trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị xã hội có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng tổ chức chính trị xã hội như thế nào?
Tại Điều 4 Nghị định 103/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/02/2023) quy định cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị xã hội như sau:
1. Cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội phải phù hợp với cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập, theo quy định của pháp luật có liên quan, trong đó bao gồm:
a) Hiệu trưởng, giám đốc (gọi chung là hiệu trưởng); phó hiệu trưởng, phó giám đốc (gọi chung là phó hiệu trưởng);
b) Hội đồng trường, hội đồng học viện (gọi chung là hội đồng trường) thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này và của pháp luật có liên quan;
c) Hội đồng khoa học và đào tạo;
d) Khoa, phòng chức năng; đơn vị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học;
đ) Các đơn vị, tổ chức khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đào tạo, bồi dưỡng.
2. Cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng thuộc tổ chức chính trị thực hiện theo quy định của tổ chức chính trị.
3. Cơ cấu Tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về lực lượng vũ trang nhân dân.
4. Các trường đào tạo, bồi dưỡng là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải thành lập hội đồng trường (trừ các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị và các trường đào tạo, bồi dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân) để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và những quy định sau:
a) Cơ cấu thành viên của hội đồng trường bao gồm: chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng, bí thư cấp ủy trường, chủ tịch công đoàn trường, đại diện cơ quan quản lý trực tiếp, đại diện đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đại diện người học và các thành viên khác; cơ quan quản lý trực tiếp trường đào tạo, bồi dưỡng quy định chi tiết việc thành lập, hoạt động của hội đồng trường và quyết định thành lập hội đồng trường của trường đào tạo, bồi dưỡng;
b) Hội đồng trường thông qua và trình cơ quan quản lý trực tiếp phê duyệt hoặc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường đào tạo, bồi dưỡng; phê duyệt định hướng phát triển đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng; phê duyệt định hướng phát triển và chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, viên chức và người lao động; phê duyệt chính sách hỗ trợ người học;
c) Hiệu trưởng không kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng trường; hiệu trưởng trình những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng trường.
5. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các trường đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định của tổ chức chính trị; quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
6. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đào tạo, bồi dưỡng quy định cụ thể cơ cấu tổ chức và quản lý trường; nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị, tổ chức và chức danh quản lý; quy trình thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức trường.
Theo đó, Cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội phải phù hợp với cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập, theo quy định của pháp luật có liên quan, trong đó bao gồm:
- Hiệu trưởng, giám đốc (gọi chung là hiệu trưởng); phó hiệu trưởng, phó giám đốc (gọi chung là phó hiệu trưởng);
- Hội đồng trường, hội đồng học viện (gọi chung là hội đồng trường) thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này và của pháp luật có liên quan;
- Hội đồng khoa học và đào tạo;
- Khoa, phòng chức năng; đơn vị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học;
- Các đơn vị, tổ chức khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đào tạo, bồi dưỡng.
Trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị xã hội có cơ cấu tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị xã hội được quy định như thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 103/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/02/2023) hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị xã hội được quy định như sau:
1. Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng
a) Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng do người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp hoặc người đứng đầu trường đào tạo, bồi dưỡng quy định theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng;
b) Giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng do Hiệu trưởng trường đào tạo, bồi dưỡng tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định và sử dụng theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng hoặc tổ chức biên soạn, trình cơ quan có thẩm quyền quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng thẩm định, phê duyệt.
2. Hình thức công nhận tốt nghiệp trình độ đào tạo, hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng
a) Hiệu trưởng của trường đào tạo, bồi dưỡng cấp cho người học văn bằng sau khi tốt nghiệp trình độ đào tạo; chứng chỉ sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng;
b) Văn bằng và việc quản lý văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân tại các trường đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
Văn bằng và việc quản lý văn bằng (trừ văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân) tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, hệ thống trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Chứng chỉ và việc quản lý chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân tại các trường đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định của pháp luật;
Chứng chỉ và việc quản lý chứng chỉ chương trình bồi dưỡng (trừ chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân) do người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp hoặc người đứng đầu trường đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý chương trình bồi dưỡng.
3. Việc cho phép trường đào tạo, bồi dưỡng tổ chức đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, mở ngành, tuyển sinh, cấp văn bằng, kiểm định chương trình đào tạo thực hiện theo quy định của pháp luật như đối với cơ sở giáo dục đại học.
4. Việc cho phép trường đào tạo, bồi dưỡng tổ chức đào tạo các trình độ của giáo dục nghề nghiệp, mở ngành, tuyển sinh, cấp văn bằng, kiểm định chương trình đào tạo thực hiện theo quy định của pháp luật như đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, việc cho phép trường đào tạo, bồi dưỡng tổ chức đào tạo các trình độ của giáo dục nghề nghiệp, mở ngành, tuyển sinh, cấp văn bằng, kiểm định chương trình đào tạo thực hiện theo quy định của pháp luật như đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Người học của trường đào tạo, bồi dưỡng tổ chức chính trị xã hội được quy định như thế nào?
Tại Điều 7 Nghị định 103/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/02/2023) người học của trường đào tạo, bồi dưỡng tổ chức chính trị xã hội được quy định như sau:
1. Nhiệm vụ và quyền của người học
a) Học tập, nghiên cứu, rèn luyện theo quy định;
b) Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của trường đào tạo, bồi dưỡng;
c) Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện;
d) Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học và công nghệ và các hoạt động khác của trường đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Được đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
e) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định đối với người học của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Các hành vi người học không được làm được quy định tại Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Người học là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ lực lượng vũ trang được cơ quan, tổ chức cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định về quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ lực lượng vũ trang được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
Theo đó, các hành vi người học không được làm được quy định tại Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?