Quy định pháp luật về mục tiêu hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam hiện nay là gì?
Mục tiêu hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam theo quy định hiện nay là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 2760/QĐ-BCT năm 2022 quy định về mục tiêu hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam (hay còn gọi là VINAPACO) cụ thể như sau:
- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại VINAPACO, các công ty con, công ty liên kết; hoàn thành các nhiệm vụ do chủ sở hữu giao.
- Tối đa hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh của VINAPACO, công ty con, công ty liên kết.
- Thực hiện việc phát triển, sản xuất, kinh doanh giấy và bột giấy theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành giấy của Nhà nước, kết hợp phát triển kinh doanh các ngành, nghề khác nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và các tài nguyên khác được giao theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành, nghề chính là sản xuất giấy các loại, bột giấy và trồng, chăm sóc rừng nguyên liệu giấy;
- Nâng cao chất lượng và sản lượng giấy các loại, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng sản phẩm giấy trên thị trường trong nước và từng bước xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Tổng công ty Giấy Việt Nam (Hình từ Internet
Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam bao gồm các ngành nghề nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 2760/QĐ-BCT năm 2022 quy định về ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam bao gồm:
* Ngành nghề kinh doanh chính:
Sản xuất, kinh doanh bột giấy, giấy và các sản phẩm từ giấy; trồng và khai thác rừng nguyên liệu giấy;
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ gỗ rừng trồng (dăm mảnh, đồ gỗ các loại), Sản xuất và kinh doanh giống cây nguyên liệu giấy.
* Ngành nghề kinh doanh có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính:
Kinh doanh thiết bị vật tư, hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm); kinh doanh sắt thép đặc chủng sử dụng cho ngành giấy; sửa chữa thiết bị chính, nhà xưởng sản xuất giấy;
Sản xuất, bảo dương, sửa chữa, thiết bị phụ trợ, kết cấu kim loại ngành công nghiệp (cơ, điện và đo lường điều khiển); sản xuất và kinh doanh điện, nước, hơi nước; thiết kế, thi công, xây lắp phục vụ lâm nghiệp;
Nghiên cứu khoa học, công nghệ, thực hiện các dịch vụ thông tin, đào tạo, tư vấn, thiết kế công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong các lĩnh vực: nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị phụ tùng, các sản phẩm giấy, bột giấy, sản xuất thử nghiệm, sản xuất lô nhỏ các mặt hàng từ kết quả nghiên cứu; xử lý nước thải;
Nghiên cứu cây nguyên liệu và các vấn đề lâm sinh, xã hội, môi trường có liên quan đến cây nguyên liệu giấy; vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống; dịch vụ vận tải hàng hóa, lâm sản và bốc xếp hàng hóa; khai hoang, khoanh nuôi làm giàu rừng.
* Ngành nghề kinh doanh khác:
Sản xuất và kinh doanh văn phòng phẩm các loại; kinh doanh dịch vụ khách sạn (bao gồm ăn uống, nghỉ ngơi), văn phòng, nhà xưởng, nhà ở, kho bãi, logistics; dịch vụ cung ứng và quản lý nguồn lao động; Xuất, nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
- Kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật và quyết định của Bộ Công Thương.
- Ngành, nghề kinh doanh của VINAPACO tại thời điểm phê duyệt Điều lệ này bao gồm các ngành nghề kinh doanh theo Phụ lục 2 đính kèm. VINAPACO có thể bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh theo trình tự, điều kiện quy định tại các văn bản pháp luật.
Ai là chủ sở hữu của Tổng công ty Giấy Việt Nam hiện nay?
Về chủ sở hữu của Tổng công ty Giấy Việt Nam, Điều 6 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 2760/QĐ-BCT năm 2022 quy định thì:
Chủ sở hữu và Đại diện chủ sở hữu của VINAPACO
1. Nhà nước là chủ sở hữu của VINAPACO. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tổng công ty. Bộ Công Thương thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng thành viên VINAPACO là Đại diện chủ sở hữu trực tiếp thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, nhà nước là chủ sở hữu của Tổng công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO).
Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tổng công ty. Bộ Công Thương thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 tháng 11 là ngày gì? 25 11 là thứ mấy 2024? 25 tháng 11 có phải là ngày lễ lớn của nước ta không?
- Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?