Có phải xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cá nhân kinh doanh trà sữa không?

Cho hỏi có phải xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cá nhân kinh doanh trà sữa không? - Thắc mắc của bạn Hào (Bình Định).

Kinh doanh trà sữa có phải xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hay không?

Theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định về các Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Như vậy, kinh doanh trà sữa không thuộc diện cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Nhưng cửa hàng của bạn cũng phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Có phải xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cá nhân kinh doanh trà sữa không?

Có phải xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cá nhân kinh doanh trà sữa không? (Hình từ Internet)

Kinh doanh trà sữa phải tuân thủ các điều kiện thế nào về bảo đảm an toàn thực phẩm?

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đường phố phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm quy định tại Mục 5 Chương IV Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện đảm bảo an toàn trong kinh doanh đường phố như sau:

* Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố

- Phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm.

- Phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố.

* Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố

- Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

- Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh.

- Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm.

- Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.

- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

* Trách nhiệm quản lý kinh doanh thức ăn đường phố

- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn.

Trường hợp người bán trà sữa sử dụng dụng cụ không đảm bảo vệ sinh an toàn sẽ bị xử phạt thế nào?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP có quy định thì:

Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn;
b) Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
c) Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp;
c) Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn;
d) Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;
đ) Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh thức ăn đường phố, trừ các hành vi quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

Theo đó, trong trường hợp người bán của cửa hàng sử dụng dụng cụ không đảm bảo an toàn để bán trà sữa cho khách hàng thì áp dụng mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Lưu ý rằng: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm.Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).

Trân trọng!

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Hỏi đáp Pháp luật
Bán thức ăn trong quầy trung tâm thương mại có thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn có cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Có phải xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cá nhân kinh doanh trà sữa không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
743 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào