Môi giới bảo hiểm có phải là hoạt động kinh doanh bảo hiểm hay không? Nội dung đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm bao gồm những gì?
Hoạt động môi giới bảo hiểm là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và các hoạt động có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Theo đó, môi giới bảo hiểm là một trong những hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Hoạt động môi giới bảo hiểm là hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về loại hình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, chương trình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; các hoạt động liên quan đến việc đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm.
Theo đó, chúng ta có thể hiểu: Hoạt động môi giới bảo hiểm là hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về loại hình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, chương trình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; các hoạt động liên quan đến việc đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm.
Môi giới bảo hiểm có phải là hoạt động kinh doanh bảo hiểm hay không? Nội dung đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nội dung đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 69/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về nội dung đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm như sau:
Nội dung đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm theo các nội dung sau:
1. Kiến thức chung về bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm:
a) Nguyên lý bảo hiểm, tái bảo hiểm;
b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, sức khỏe.
2. Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.
3. Nguyên tắc, trách nhiệm, đạo đức hành nghề môi giới bảo hiểm.
4. Kỹ năng và thực hành hành nghề môi giới bảo hiểm.
Theo đó, khi đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm thì cần phải đảm bảo các nội dung về:
- Kiến thức chung về bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm
- Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.
- Nguyên tắc, trách nhiệm, đạo đức hành nghề môi giới bảo hiểm.
- Kỹ năng và thực hành hành nghề môi giới bảo hiểm.
Trong đó, kiến thức chung về bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm bao gồm: Nguyên lý bảo hiểm, tái bảo hiểm và kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, sức khỏe.
Hoạt động đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phải đảm bảo những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm như sau:
Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo các nội dung sau:
a) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và phụ trợ bảo hiểm;
b) Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm;
c) Kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Quy trình thực hiện các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
2. Các nội dung đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này tương ứng với loại hình bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm của từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Như vậy, cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo các nội dung sau:
- Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và phụ trợ bảo hiểm;
- Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm;
- Kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm;
- Quy trình thực hiện các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Đồng thời, nội dung đào tạo phải tương ứng với loại hình bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm của từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?