Quy định về tên gọi, biểu tượng Hiệp hội Vườn thú Việt Nam?
- Tên gọi, biểu tượng Hiệp hội Vườn thú Việt Nam được quy định như thế nào?
- Tôn chỉ, mục đích Hiệp hội Vườn thú Việt Nam được quy định như thế nào?
- Địa vị pháp lý, trụ sở Hiệp hội Vườn thú Việt Nam được quy định như thế nào?
- Phạm vi, lĩnh vực hoạt động Hiệp hội Vườn thú Việt Nam được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc tổ chức, hoạt động Hiệp hội Vườn thú Việt Nam được quy định như thế nào?
- Quyền hạn Hiệp hội Vườn thú Việt Nam được quy định như thế nào?
Tên gọi, biểu tượng Hiệp hội Vườn thú Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 1 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Vườn thú Việt Nam ban hành kèm Quyết định 474/QĐ-BNV năm 2021 quy định tên gọi, biểu tượng như sau:
1. Tên tiếng Việt: Hiệp hội Vườn thú Việt Nam.
2. Tên tiếng Anh: Vietnam Zoos Association.
3. Tên viết tắt tiếng Anh: VZA.
4. Biểu tượng: Hiệp hội Vườn thú Việt Nam có biểu tượng riêng được đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hiệp hội Vườn thú Việt Nam có Tên tiếng Việt: Hiệp hội Vườn thú Việt Nam; Tên tiếng Anh: Vietnam Zoos Association; Tên viết tắt tiếng Anh: VZA và biểu tượng của Hiệp hội Vườn thú Việt Nam có biểu tượng riêng được đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật.
Tên gọi, biểu tượng Hiệp hội Vườn thú Việt Nam được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tôn chỉ, mục đích Hiệp hội Vườn thú Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Vườn thú Việt Nam ban hành kèm Quyết định 474/QĐ-BNV năm 2021 quy định tôn chỉ, mục đích như sau:
Hiệp hội Vườn thú Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý động vật hoang dã trong vườn thú, tự nguyện thành lập theo quy định của pháp luật nhằm tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả trong công tác bảo vệ các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng trong vườn thú theo quy định của pháp luật; góp phần bảo tồn và phát triển vườn thú, ổn định kinh tế - xã hội của đất nước.
Trên đây là tôn chỉ, mục đích Hiệp hội Vườn thú Việt Nam.
Địa vị pháp lý, trụ sở Hiệp hội Vườn thú Việt Nam được quy định như thế nào?
Tại Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Vườn thú Việt Nam ban hành kèm Quyết định 474/QĐ-BNV năm 2021 quy định địa vị pháp lý, trụ sở như sau:
1. Hiệp hội Vườn thú Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt theo quy định của pháp luật.
2. Trụ sở của Hiệp hội đặt tại 66 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 02822199625.
Về địa vị pháp lý, Hiệp hội Vườn thú Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội.
Phạm vi, lĩnh vực hoạt động Hiệp hội Vườn thú Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Vườn thú Việt Nam ban hành kèm Quyết định 474/QĐ-BNV năm 2021 quy định phạm vi, lĩnh vực hoạt động như sau:
1. Hiệp hội hoạt động trên phạm vi cả nước, trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý động vật hoang dã trong vườn thú theo quy định của pháp luật.
2. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định, Hiệp hội hoạt động trên phạm vi cả nước, trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý động vật hoang dã trong vườn thú theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động Hiệp hội Vườn thú Việt Nam được quy định như thế nào?
Tại Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Vườn thú Việt Nam ban hành kèm Quyết định 474/QĐ-BNV năm 2021 quy định nguyên tắc tổ chức, hoạt động như sau:
1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
Theo đó, Hiệp hội Vườn thú Việt Nam hoạt động trên nguyên tắc: Tự nguyện, tự quản; Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; Tự bảo đảm kinh phí hoạt động; Không vì mục đích lợi nhuận; Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
Quyền hạn Hiệp hội Vườn thú Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Vườn thú Việt Nam ban hành kèm Quyết định 474/QĐ-BNV năm 2021 quy định quyền hạn như sau:
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hiệp hội.
2. Đại diện cho hội viên trong các quan hệ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hiệp hội và hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hiệp hội và lĩnh vực Hiệp hội hoạt động. Được tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, quản lý động vật hoang dã trong vườn thú theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật.
7. Thành lập pháp nhân thuộc Hiệp hội trong lĩnh vực khoa học và quản lý động vật hoang dã trong vườn thú theo quy định của pháp luật và báo cáo Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập pháp nhân.
8. Được gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ để tự trang trải kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.
10. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng cùng lĩnh vực Hiệp hội hoạt động và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan có thẩm quyền liên quan xem xét về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Trên đây là Quyền hạn Hiệp hội Vườn thú Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?