Phân bổ lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam theo nguyên tắc nào?
- Nguyên tắc phân bổ lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam?
- VSD thực hiện quản lý tách biệt tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ đang trong thời gian xử lý hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ như thế nào?
- Nghĩa vụ của thành viên bù trừ đối với Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam?
Nguyên tắc phân bổ lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam?
Tại Khoản 4 Điều 7 Quy chế quản lý và sử dụng quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-VSD năm 202 quy định nguyên tắc phân bổ lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam như sau:
a) Lãi tiền gửi phát sinh từ tài khoản tiền gửi Quỹ bù trừ và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ thu được từ thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán sẽ được VSD phân bổ cho các thành viên bù trừ phù hợp với số tiền và thời gian đóng góp của từng thành viên sau khi trừ phí quản lý tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thanh toán (nếu có). Việc nhận, phân bổ lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Quy chế này, lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ được VSD thực hiện phân bổ vào ngày cuối tháng.
c) Tổng số tiền thành viên bù trừ được phân bổ sẽ được VSD ghi nhận vào giá trị tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của từng thành viên bù trừ hoặc giá trị khoản phải hoàn trả quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Quy chế này.
Theo đó, Lãi tiền gửi phát sinh từ tài khoản tiền gửi Quỹ bù trừ và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ thu được từ thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán sẽ được VSD phân bổ cho các thành viên bù trừ phù hợp với số tiền và thời gian đóng góp của từng thành viên sau khi trừ phí quản lý tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thanh toán (nếu có). Việc nhận, phân bổ lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ thực hiện theo quy định.
Nguyên tắc phân bổ lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam? (Hình từ Internet)
VSD thực hiện quản lý tách biệt tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ đang trong thời gian xử lý hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ như thế nào?
Tại Khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý và sử dụng quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-VSD năm 2022 quy định VSD thực hiện quản lý tách biệt tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ đang trong thời gian xử lý hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ như sau:
Sau khi thành viên bù trừ bị VSD ngừng cung cấp dịch vụ để hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ và thành viên bù trừ đã hoàn tất các công việc bao gồm: bán tài sản đóng góp Quỹ bù trừ bằng chứng khoán để hoàn trả các nguồn hỗ trợ thanh toán đã sử dụng (nếu có); đóng, chuyển khoản vị thế, thanh toán lỗ, lãi vị thế, thanh toán thực hiện hợp đồng, VSD thực hiện quản lý tách biệt tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ đang trong thời gian xử lý hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ như sau:
a) Xác định giá trị tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ để quản lý tách biệt ra khỏi Quỹ bù trừ (sau đây gọi tắt là giá trị tài sản quản lý tách biệt), bao gồm:
- Giá trị tài sản đóng góp Quỹ bù trừ bằng tiền, chứng khoán (nếu có) xác định theo quy định tại khoản 1 mục III Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này.
- Lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ được phân bổ tại thời điểm thực hiện quản lý tách biệt xác định theo quy định tại khoản 2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Xác định giá trị tài sản đóng góp Quỹ bù trừ mà VSD phải hoàn trả hoặc còn phải thu đối với thành viên bù trừ (sau đây gọi tắt là khoản phải hoàn trả và khoản phải thu) theo nguyên tắc:
- Trường hợp số tiền thành viên bù trừ đang sử dụng từ Quỹ bù trừ nhưng chưa hoàn trả nhỏ hơn giá trị tài sản quản lý tách biệt, khoản phải hoàn trả được xác định là chênh lệch giữa giá trị tài sản quản lý tách biệt với số tiền thành viên bù trừ đang sử dụng từ quỹ bù trừ nhưng chưa hoàn trả;
- Trường hợp số tiền thành viên bù trừ đang sử dụng từ Quỹ bù trừ nhưng chưa hoàn trả lớn hơn giá trị tài sản quản lý tách biệt, khoản phải thu được xác định là chênh lệch giữa số tiền thành viên bù trừ đang sử dụng từ Quỹ bù trừ nhưng chưa hoàn trả với giá trị tài sản quản lý tách biệt.
- Trường hợp thành viên bù trừ không còn nợ Quỹ bù trừ, khoản phải hoàn trả được xác định là giá trị tài sản quản lý tách biệt.
Căn cứ theo quy định hiện hành, sau khi thành viên bù trừ bị VSD ngừng cung cấp dịch vụ để hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ và thành viên bù trừ đã hoàn tất các công việc bao gồm: bán tài sản đóng góp Quỹ bù trừ bằng chứng khoán để hoàn trả các nguồn hỗ trợ thanh toán đã sử dụng (nếu có); đóng, chuyển khoản vị thế, thanh toán lỗ, lãi vị thế, thanh toán thực hiện hợp đồng, VSD thực hiện quản lý tách biệt tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ đang trong thời gian xử lý hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ.
Nghĩa vụ của thành viên bù trừ đối với Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam?
Tại Khoản 2 Điều 10 Quy chế quản lý và sử dụng quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-VSD năm 2022 quy định nghĩa vụ của thành viên bù trừ đối với Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam như sau:
a) Đóng góp Quỹ bù trừ theo quy định.
b) Hoàn trả khoản tiền đã sử dụng từ Quỹ bù trừ và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ (nếu có) theo quy định.
c) Báo cáo VSD trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn của cơ quan có thẩm quyền về việc thành viên bù trừ bị đặt vào tình trạng cảnh báo theo quy định pháp luật chứng khoán về an toàn tài chính, quy định pháp luật ngân hàng về an toàn vốn.
Theo đó, thành viên bù trừ có nghĩa vụ Đóng góp Quỹ bù trừ; hoàn trả khoản tiền đã sử dụng từ Quỹ bù trừ và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ (nếu có); Báo cáo VSD kể từ ngày nhận được công văn của cơ quan có thẩm quyền về việc thành viên bù trừ bị đặt vào tình trạng cảnh báo theo quy định pháp luật chứng khoán.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?