Quy định về rủi ro về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng như thế nào?

Rủi ro về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng được hiểu như thế nào? Trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng được quy định như thế nào? Thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hoạt động giám sát an toàn vi mô đối với ngân hàng như thế nào? Xử lý, cập nhật, tổng hợp tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hoạt động giám sát an toàn vi mô đối với ngân hàng như thế nào? Nhờ tư vấn giúp tôi.

Rủi ro về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng được hiểu như thế nào?

Tại khoản 11 Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định rủi ro về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng được hiểu như sau:

11. Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất (tổn thất tài chính, tổn thất phi tài chính) làm giảm doanh thu, vốn tự có dẫn đến làm giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất (tổn thất tài chính, tổn thất phi tài chính) làm giảm doanh thu, vốn tự có dẫn đến làm giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Quy định về rủi ro về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng như thế nào?

Quy định về rủi ro về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng như thế nào? (Hình từ Internet)

Trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng được quy định như thế nào?

Tại Điều 5 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng được quy định như sau:

1. Trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng thực hiện như sau:
a) Bước 1: Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu;
b) Bước 2: Thực hiện các nội dung giám sát tuân thủ và/hoặc giám sát rủi ro;
c) Bước 3: Lập báo cáo giám sát, đề xuất các biện pháp xử lý.
2. Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về việc thực hiện kết luận thanh tra và quy định tại Thông tư này.

Như vây, trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng thực hiện như sau:

Bước 1: Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu;

Bước 2: Thực hiện các nội dung giám sát tuân thủ và/hoặc giám sát rủi ro;

Bước 3: Lập báo cáo giám sát, đề xuất các biện pháp xử lý.

Thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hoạt động giám sát an toàn vi mô đối với ngân hàng như thế nào?

Tại Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hoạt động giám sát an toàn vi mô đối với ngân hàng như sau:

1. Các nguồn tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ giám sát ngân hàng bao gồm:
a) Dữ liệu, báo cáo theo quy định pháp luật hiện hành về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước;
b) Dữ liệu về khách hàng của đối tượng giám sát ngân hàng từ Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam (sau đây viết tắt là CIC), nguồn thông tin, tài liệu phục vụ giám sát từ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
c) Thông tin từ hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý sau thanh tra;
d) Thông tin từ hoạt động cấp phép của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Kết quả kiểm toán độc lập;
e) Thông tin từ kết quả xếp hạng và xếp loại của cơ quan quản lý nhà nước;
g) Báo cáo giám sát an toàn vi mô, vĩ mô, biện pháp xử lý trong giám sát an toàn vi mô, vĩ mô;
h) Báo cáo theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền khác;
i) Yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát ngân hàng, bao gồm cả văn bản chỉ đạo, yêu cầu của các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước;
k) Biên bản làm việc, văn bản giải trình, hồ sơ tài liệu, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng cung cấp;
l) Tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập từ các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các nguồn khác (nếu có).
2. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu từ các nguồn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều này thông qua hệ thống báo cáo thống kê điện tử của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa.
3. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thu thập các tài liệu, thông tin, dữ liệu nhận được từ các nguồn quy định tại các điểm h, i, k, l khoản 1 Điều này.
4. Căn cứ vào yêu cầu giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô yêu cầu hoặc trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu ngoài các tài liệu, thông tin, dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này.


Xử lý, cập nhật, tổng hợp tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hoạt động giám sát an toàn vi mô đối với ngân hàng như thế nào?

Tại Điều 8 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định xử lý, cập nhật, tổng hợp tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hoạt động giám sát an toàn vi mô đối với ngân hàng như sau:

Căn cứ nguồn tài liệu, thông tin, dữ liệu quy định tại Điều 7 Thông tư này, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện xử lý, tổng hợp như sau:
1. Đối với tài liệu, thông tin, dữ liệu được cập nhật tự động từ hệ thống báo cáo thống kê điện tử của Ngân hàng Nhà nước, từ CIC vào hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện xử lý theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước và Quy chế quản trị, vận hành và sử dụng phần mềm hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa.
2. Đối với tài liệu, thông tin, dữ liệu khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện như sau:
a) Rà soát tính logic, tính hợp lý của thông tin thông qua việc so sánh, đối chiếu các tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được với các dữ liệu lịch sử để phát hiện vấn đề bất thường, thiếu logic hoặc bất hợp lý;
b) Cập nhật các tài liệu, thông tin, dữ liệu cần thiết vào hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa theo quy định tại Quy chế quản trị, vận hành và sử dụng phần mềm hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
3. Khi phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc cần làm rõ theo yêu cầu của giám sát an toàn vi mô, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô yêu cầu hoặc trình cấp có thẩm quyền yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng báo cáo, giải trình thông qua hình thức tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng quy định tại Chương IV Thông tư này.
4. Căn cứ các thông tin đã được tổng hợp, xử lý, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện các nội dung quy định tại Mục 2 và Mục 3 Chương này.

Trân trọng!

Giám sát ngân hàng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giám sát ngân hàng
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về rủi ro về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giám sát ngân hàng
1,151 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giám sát ngân hàng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào